Mặc căng thẳng thương mại, Starbucks vẫn quyết "nắm tay" Alibaba

"Ông lớn" của Mỹ - Starbucks mới đây chính thức công bố sự hợp tác với Alibaba nhằm tăng cường sự hiện diện tại Trung Quốc.
Mặc căng thẳng thương mại, Starbucks vẫn quyết "nắm tay" Alibaba

Trong thỏa thuận độc quyền giữa hai bên, Starbucks sẽ có quyền sử dụng mọi tài sản của gã khổng lồ Trung Quốc, bao gồm cả nền tảng giao hàng Ele.me và chuỗi siêu thị Hema để mở dụng dịch vụ giao hàng trên khắp Trung Quốc. 

Trong cuộc phỏng vấn với CNBC, Chủ tịch kiêm CEO của Starbucks Kevin Johnson cho biết: "Chúng tôi sẽ tích hợp một cửa hàng Starbucks ảo vào tất cả tài sản của Alibaba. Điều này đồng nghĩa với việc một khách hàng sử dụng Alipay, Taobao, Tmall hay Hema sẽ được sở hữu cửa hàng ảo của Starbucks tích hợp trên đó, tương tự như những ứng dụng di động được nhúng vào các nền tảng có sẵn".

Vị CEO nhấn mạnh rằng điều này "sẽ mở ra quyền truy cập vào Starbucks cho hơn 500 triệu người dùng đang hoạt động và thậm chí là còn nhiều hơn".

Starbucks cũng sẽ hợp tác cùng nền tảng giao thức ăn của Alibaba có tên Ele.me, mở 150 cửa hàng tại Thượng Hải và Bắc Kinh, sau đó sẽ mở rộng giao hàng tới 2.000 cửa hàng tại 30 thành phố của Trung Quốc trước khi kết thúc năm nay.

Tại các siêu thị quy mô nhỏ của Hema, Starbucks dự kiến sẽ xây dựng tới 600 địa điểm "Starbucks Delivery Kitchens", các trạm này sẽ cung cấp dịch vụ đặt hàng theo yêu cầu cho những khu vực xung quanh trong vài năm tới.

Trước đó thông tin về sự kết hợp đã được đưa tin bởi Wall Street Journal và ý kiến từ Johnson đánh dấu sự xác nhận chính thức về kế hoạch của Starbucks tại thị trường Trung Quốc.

"Trung Quốc là động lực tăng trưởng lớn nhất của hãng cà phê này nhưng doanh số bán hàng trong quý trước đã giảm 2% so với mức tăng lần lượt 4% và 6% của hai quý liên tiếp trước đó, theo số liệu được đưa trước đó bởi CNBC.

Báo cáo của JingData cũng cho thấy thị trường Trung Quốc sẽ đạt giá trị khoảng 100 tỷ Nhân dân tệ mỗi năm, tương đương hơn 14,6 tỷ USD với sản phẩm cà phê hòa tan chiếm tới 72%.

Tại quốc gia châu Á này, Starbucks đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gia tăng, đặc biệt là từ công ty khởi nghiệp Luckin Coffee. Doanh nghiệp này đã bắt đầu hoạt động vào đầu năm nay và bán cà phê được đặt hàng thông qua ứng dụng và đặc biệt, giao tới cho khách hàng trong vòng 30 phút. Những đơn đặt hàng giao quá nửa tiếng sẽ được miễn phí.

Hiện Luckin có 660 cửa hàng tại 13 thành phố của Trung Quốc, thấp hơn rất nhiều con số 3.300 của Starbucks.

Theo báo cáo của nhà cung cấp nghiên cứu JingData công bố gần đây, thị trường toàn cầu đối với sản phẩm cà phê có giá trị khoảng 12 nghìn tỷ Nhân dân tệ, tương đương hơn 1.700 tỷ USD, trong đó Mỹ sẽ là quốc gia dẫn đầu thị trường, chiếm khoảng 1/4 lượng tiêu thụ cà phê toàn thế giới, South China Morning Post dẫn số liệu.

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…