Màn hình gập 3 trở thành xu hướng ngành điện thoại năm 2025

Sau màn ra mắt ấn tượng của Huawei Mate XT trên thị trường quốc tế, nhiều nhà sản xuất smartphone khác cũng nhanh chóng giới thiệu thiết bị điện thoại gập ba của riêng mình...

Hai dòng điện thoại ý tưởng mới Samsung Flex S và Samsung Flex G
Hai dòng điện thoại ý tưởng mới Samsung Flex S và Samsung Flex G

Mới đây, tại triển lãm thương mại Mobile World Congress (MWC) diễn ra tại Barcelona (Tây Ban Nha), nhiều nhà sản xuất điện thoại thông minh đã bật mí hàng loạt cải tiến về công nghệ màn hình, đáng chú ý nhất là những thiết bị gập 3 (trifold) có khả năng cạnh tranh với Huawei Mate XT từng gây tiếng vang lớn khi ra mắt thị trường quốc tế vào tháng trước.

Samsung - “gã khổng lồ” công nghệ của Hàn Quốc - mang đến sự kiện 2 dòng máy điện thoại ý tưởng bao gồm Samsung Flex G và Samsung Flex S.

Cụ thể, Flex G sở hữu ba màn hình và có thể gập phẳng vào trong và ra ngoài giống như một cuốn sách. Trong khi đó, Flex S lại mang thiết kế uốn lượn hơn, tạo nên hình “chữ S” đúng như tên gọi của nó.

Tuy nhiên, Samsung nhấn mạnh rằng các mẫu Flex G và S chỉ là ý tưởng. Vì vậy, người dùng sẽ chưa thể sớm thấy chúng trên các kệ hàng trong thời gian tới. Dù vậy, đây vẫn là dấu hiệu cho thấy hướng đi của các nhà sản xuất smartphone trong làn sóng đổi mới tiếp theo.

Startup smartphone Trung Quốc Tecno cũng giới thiệu mẫu điện thoại gập ba của riêng mình, Phantom Ultimate 2, tại sự kiện. Tương tự như mẫu Flex S của Samsung, thiết bị này có hai bản lề và tạo hình chữ “S” khi người dùng uốn màn hình.

Trên thực tế, mặc dù các hãng điện thoại đang tích cực tung ra các mẫu thiết bị gập mới, nhưng phân khúc này, trên thực tế, vẫn chỉ chiếm một phần nhỏ trên thị trường. Bởi lẽ, điện thoại gập vẫn được xem như một bước chuyển đổi lớn đối với người tiêu dùng phổ thông vì hai lý do chính: chúng thường khá cồng kềnh hơn điện thoại không gập và có giá thành tương đối cao. Theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu thị trường IDC, giá bán trung bình của điện thoại gập cao gần gấp ba lần smartphone thông thường – tương ứng khoảng 1.218 USD so với mức 421 USD của điện thoại không gập.

Dẫu vậy, tại sự kiện MWC năm nay, nhiều hãng điện thoại đã cho thấy họ đang có những nỗ lực cải tiến để tạo ra những mẫu điện thoại gập phù hợp hơn với người dùng phổ thông. Chẳng hạn như việc Oppo chuẩn bị cho ra mắt mẫu điện thoại gập Find N5. Dù vẫn tiếp tục với thiết kế hai màn hình nhưng Find 5 lại mỏng hơn nhiều so với các mẫu gập khác trên thị trường như Galaxy Fold 6 của Samsung.

Thị trường điện thoại gập đã tăng trưởng 6,4% so với cùng kỳ năm trước, đạt 19,3 triệu đơn vị, nhưng phân khúc này chỉ chiếm 1,6% trên tổng lượng smartphone xuất xưởng toàn cầu, theo ông Francisco Jeronimo, Phó chủ tịch phụ trách thiết bị khu vực EMEA của IDC cho biết.

Hiện tại, Samsung đang dẫn đầu trong phân khúc điện thoại gập toàn cầu. Năm 2024, hãng chiếm khoảng 32,9% thị phần. Huawei theo sát phía sau với 23,1%, trong khi Motorola đứng thứ ba với 17% thị phần.

Bất chấp mức giá cao, các công ty này vẫn tin rằng người tiêu dùng sẵn sàng chi tiền để có trải nghiệm cao cấp hơn.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

AI khiến các sự cố an ninh mạng gia tăng

AI khiến các sự cố an ninh mạng gia tăng

Trí tuệ nhân tạo (AI) thúc đẩy các cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi, gây áp lực lớn lên hạ tầng đám mây. Theo ghi nhận, tỷ lệ các cuộc tấn công tăng 17% so với cùng kỳ năm trước, trong đó các cuộc tấn công do AI tạo ra được xác định là yếu tố thúc đẩy chính...

Bitcoin tiếp tục thiết lập mốc đỉnh mới

Bitcoin tiếp tục thiết lập mốc đỉnh mới

Giá Bitcoin đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục, được thúc đẩy bởi nhu cầu mạnh mẽ từ các nhà đầu tư tổ chức và chính sách ủng hộ tiền số từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump….

AI - “Nhân đôi áp lực” hay “chìa khoá vạn năng”?

AI - “Nhân đôi áp lực” hay “chìa khoá vạn năng”?

Khi cơ sở hạ tầng đang bước vào giai đoạn chuyển dịch mạnh mẽ thì trí tuệ nhân tạo (AI) có thể nhân đôi áp lực hoặc trở thành chìa khoá giải quyết các vấn đề - Điều này phụ thuộc rất nhiều vào sự thích ứng của doanh nghiệp trước thời cuộc...

Tính đến giữa năm 2025, thị trường tài sản mã hóa toàn cầu đã vượt mốc 2.000 tỷ USD

Thị trường tài sản mã hóa: Thí điểm để khai mở tương lai

Trong hành trình kiến tạo một nền kinh tế số hiện đại, việc Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, khẩn trương xây dựng và trình dự thảo Nghị quyết về thí điểm thị trường tài sản mã hóa là một bước đi vừa táo bạo, vừa rất cần thiết...