MBBank đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế vượt 20.000 tỷ đồng

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022, Ngân hàng TMCP Quân đội (MBB) đặt đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 20.300 tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2021.
MBBank đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế vượt 20.000 tỷ đồng

Trong trường hợp kinh tế vĩ mô diễn biến khó khăn GDP<5%, CPI>5%, ngân hàng dự kiến lợi nhuận đạt 19.000 tỷ đồng, tăng 15%.

Cũng theo tài liệu hop đại hội, ngân hàng này dự kiến nâng tổng tài sản tăng 15% lên 700.000 tỷ đồng. Vốn điều lệ tăng 24% lên 46.882 tỷ đồng. Dư nợ tín dụng tăng khoảng 16% lên 472.600 tỷ đồng và theo giới hạn room mà Ngân hàng Nhà nước giao cho.

Ngân hàng cũng đặt mục tiêu tăng hiệu quả hoạt động các công ty thành viên, tăng tỷ trọng đóng góp lợi nhuận công ty thêm 2-3%. Đồng thời, MBBank muốn thu hút mới 2,5-3 triệu khách hàng bán lẻ trong 2022, tiếp tục nâng cao tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA).

HĐQT MBB cho biết, ngân hàng xây dựng các chỉ tiêu chiến lược về tài chính tăng trưởng cao hơn bình quân ngành với Doanh thu và Lợi nhuận kỳ vọng năm 2026 gấp 2,5 lần đến 3 lần so với 2021 theo các kịch bản linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn.

Về vấn đề nhận chuyển giao bắt buộc một tổ chức tín dụng, MBBank cho biết, ngân hàng này là 1 trong 7 ngân hàng được "mời" tham gia dự án chuyển giao bắt buộc. Lý do được mời tham gia, theo đại diện ngân hàng, ngoài nhiệm vụ chính trị còn là minh chứng cho thấy, ngân hàng này có khả năng hỗ trợ tái cơ cấu các ngân hàng thương mại yếu kém, góp phần làm lành mạnh ngành ngân hàng.

Khi nhận chuyển giao bắt buộc TCTD yếu kém, MBBank được áp dụng một số quyền và lợi ích theo quy định của pháp luật như: MBBank không phải thực hiện hợp nhất báo cáo tài chính của TCTD được chuyển giao bắt buộc; ngân hàng được loại trừ TCTD được chuyển giao bắt buộc khi tính tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất; khoản góp vốn vào TCTD được chuyển giao bắt buộc không phải thực hiện trích lập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư và được loại trừ khi tính giới hạn góp vốn, mua cổ phần của MBB; MBB và TCTD được chuyển giao bắt buộc được áp dụng các biện pháp hỗ trợ theo phương án chuyển giao bắt buộc được phê duyệt.

Việc nhận chuyển giao bắt buộc một TCTD giúp MBBank có cơ hội để tăng trưởng quy mô cao hơn mức tăng trưởng bình quân thị trường khoảng 1,5 ~ 2 lần trong dài hạn, cải thiện thứ hạng cạnh tranh và có nhiều không gian tăng trưởng mới.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...