Mới tại vị được 3 tuần, Bamboo Airways bất ngờ thay chủ tịch người Nhật

Hội đồng quản trị Bamboo Airways vừa thông qua quyết định bầu các thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2023-2028 thay thế các thành viên từ nhiệm. Theo đó, ông Lê Thái Sâm đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị Bamboo Airways thay ông Oshima Hideki vừa tại vị 3 tuần…

Thông tin từ Bamboo Airways cho hay, ngày 8/7, Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) đã chính thức thông qua các nội dung liên quan đến cơ cấu mới của ban lãnh đạo và điều hành.

Theo đó, Hội đồng quản trị Bamboo Airways đã chấp thuận đơn xin từ nhiệm của 4 thành viên Hội đồng quản trị, bao gồm ông Oshima Hideki, Chủ tịch Hội đồng quản trị Bamboo Airways; ông Nguyễn Ngọc Trọng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng quản trị; ông Doãn Hữu Đoàn, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị và ông Phan Đình Tuệ, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Cùng lúc đó, Hội đồng quản trị Bamboo Airways đã thông qua quyết định bầu các thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2023 - 2028 thay thế các thành viên từ nhiệm.

Cụ thể, ông Lê Thái Sâm sẽ đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị, ông Oshima Hideki giữ chức vụ Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng quản trị, ông Lê Bá Nguyên và ông Nguyễn Ngọc Trọng đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Trong đó, ông Nguyễn Ngọc Trọng kiêm đảm nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc Bamboo Airways thay thế ông Nguyễn Minh Hải đã từ nhiệm trước đó.

Bamboo Airways cũng cho biết, Tân Chủ tịch Bamboo Airways - ông Lê Thái Sâm hiện sở hữu số cổ phần tương đương trên 50% vốn điều lệ của hãng.

Trước đó, sau khi Bamboo Airways thực hiện hoán đổi 7.720 tỷ đồng nợ bằng việc phát hành 772 triệu cổ phần cho ông Lê Thái Sâm và nâng vốn điều lệ lên 26.220 tỷ đồng, ông Sâm đã nắm hơn 1 tỷ cổ phần tương đương 38%.

Nếu FLC hoàn tất chuyển nhượng cổ phần Bamboo Airways cho ông Sâm như công bố, ông này sẽ sở hữu hơn 1,4 tỷ cổ phần và nâng tỷ lệ sở hữu ở Bamboo Airways lên mức 53,6%. 

Theo Bamboo Airways, việc điều chỉnh cơ cấu Hội đồng quản trị và ban điều hành là một phần trong tiến trình tiếp tục kiện toàn bộ máy nhân sự trong công cuộc tái cơ cấu tổ chức công ty.

Bamboo Airways

Cách đó không lâu, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên diễn ra vào ngày 21/6 vừa qua, Bamboo Airways đã bầu ra 7 thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2023 – 2028, bao gồm ông Nguyễn Ngọc Trọng, ông Doãn Hữu Đoàn, ông Lê Bá Nguyên, ông Lê Thái Sâm , ông Trần Hoà Bình, ông Hideki Oshima , ông Phan Đình Tuệ, bổ sung và thay thế cho các thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2019 - 2024 đã từ nhiệm trước đó.

Theo đó, ông Doãn Hữu Đoàn và ông Phan Đình Tuệ rời Hội đồng quản trị của Bamboo Airways.

Trong năm 2022, Bamboo Airways có doanh thu thuần đạt 11.732 tỷ đồng, tăng trưởng 230% so với năm 2021. Lỗ trên tổng doanh thu thuần cải thiện đáng kể về mức -27%, so với mức -114% trong năm 2021. Khoảng cách giữa doanh thu và chi phí ngày một thu hẹp, hướng đến điểm hòa vốn.

Bamboo Airways đạt doanh thu lớn nhưng vẫn kinh doanh dưới giá vốn khoảng 3.200 tỷ đồng. Sau khi trừ các chi phí, trích lập, năm 2022, hãng lỗ trước thuế khoảng 17.600 tỷ đồng.

Cụ thể, về mặt quy mô hoạt động, Bamboo Airways dự kiến khai thác đội bay đạt 30 - 36 tàu đến cuối năm 2023, duy trì hệ số sử dụng ghế đạt 81,5%, tỷ lệ chuyến bay cất cánh đúng giờ đạt trên 90%. Doanh thu vận tải hành khách và hàng hoá kỳ vọng sẽ đạt mức tăng trưởng khoảng 15-20% so với năm 2022.  

Xem thêm

Bamboo Airways kỳ vọng ngắt lỗ năm 2024, đón tân Chủ tịch người Nhật

Bamboo Airways kỳ vọng ngắt lỗ năm 2024, đón tân Chủ tịch người Nhật

Sau nhiều lần thay đổi, Công ty Cổ phần Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways – mã chứng khoán: BAV) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 vào sáng ngày 21/6. Đại hội đã tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2022 và định hướng kế hoạch kinh doanh năm 2023, đồng thời kiện toàn thành viên Hội đồng quản trị công ty nhiệm kỳ 2023 – 2028…

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...