Cũng theo PHS, doanh thu Tổng CTCP Bưu chính Viettel (Viettel Post, mã: VTP) trong 6 tháng đầu năm tăng mạnh lên mức 6.797 tỷ đồng (tăng 125,3%) nhờ nhận chuyển giao điểm bán hàng từ Viettel Telecom từ cuối quý I/2020, lãi sau thuế đạt 199,6 tỷ đồng (tăng 21,2% so với cùng kỳ) với biên lợi nhuận của các mảng bán hàng và cung cấp dịch vụ lần lượt đạt 1,15% (giảm 48%) và 10,7% (giảm 10.3%).
Viettel Post hiện đứng thứ 2 sau VNPost trong lĩnh vực bưu chính với 21% thị phần. Thị trường hiện đang có 435 doanh nghiệp bưu chính đang hoạt động, tuy nhiên, trên 95% doanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, không có nguồn lực tài chính, khả năng cạnh tranh thấp.
PHS cho rằng, Viettel Post có lợi thế vượt trội trong mảng bưu chính với các lợi thế cắt giảm chi phí giao hàng, tối ưu về chi phí, thời gian, chất lượng dịch vụ khi sở hữu mạng lưới chuyển phát rộng khắp, hệ thống các kho trung tâm và kho vệ tinh trên toàn quốc với 2.200 bưu cục, 300.000 cửa hàng từ Viettel Telecom, nhiều chi nhánh ở Campuchia, Myanmar. VTP còn sở hữu 100 xe tải trọng tải từ 6-7 tấn, 12 toa trong 22 toa của tàu container nhanh Yên Viên (Hà Nội) – Sóng Thần (Bình Dương).
Tập đoàn Viettel đã xây dựng kế hoạch thoái vốn với kế hoạch giảm khoản đầu tư tại Viettel Post xuống còn khoảng 50% trong năm 2020.
Do đó, PHS dự phóng doanh thu năm 2020 của VTP đạt 16,092 tỷ đồng (tăng 106% so với năm trước) với mảng cung cấp dịch vụ dự phóng tăng trưởng 15%, đạt 7.105 tỷ đồng, mảng bán hàng dự phóng tăng trưởng 405%, đạt 8.987 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế dự phóng đạt 451 tỷ đồng (tăng 18,6%).
Dự báo doanh thu mảng bán hàng tăng trưởng mạnh đến từ việc bắt đầu ghi nhận doanh thu bán thẻ cào, sim điện thoại, thiết bị dịch vụ truyền hình, Internet từ mạng lưới 300.000 điểm bán nhận chuyển giao từ Viettel Telecom từ cuối quý I/2020.