Một doanh nhân Việt Nam vừa trở lại danh sách tỷ phú USD

Danh sách tỷ phú USD luôn là tâm điểm chú ý của công chúng, những cái tên xuất hiện trong bảng xếp hạng này không chỉ sở hữu khối tài sản khổng lồ mà còn là những người có tầm ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế trong và ngoài nước…

Tỷ phú Nguyễn Đăng Quang trở lại danh sách tỷ phú USD Việt Nam
Tỷ phú Nguyễn Đăng Quang trở lại danh sách tỷ phú USD Việt Nam

Theo cập nhật mới nhất từ Forbes, ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (mã chứng khoán: MSN) vừa chính thức trở lại danh sách tỷ phú USD của Việt Nam. Với sự trở lại này, Việt Nam có 6 tỷ phú USD với tổng tài sản 13,4 tỷ USD.

Cụ thể, tính đến tối 2/2, khối tài sản của ông Nguyễn Đăng Quang đạt mức 1,2 tỷ USD, giúp ông đứng ở vị trí 2.410 trong danh sách những người giàu nhất thế giới.

Ông Nguyễn Đăng Quang từng được Forbes công nhận là tỷ phú USD, tuy nhiên, do phụ thuộc lớn vào biến động giá cổ phiếu MSN, tài sản của ông thường xuyên thay đổi và đã nhiều lần vào/ra danh sách tỷ phú USD. Ông Quang được công nhận là tỷ phú trong danh sách công bố đầu năm 2019, với tài sản 1,3 tỷ USD.

Năm 2023, ông xuất hiện trong danh sách tỷ phú thế giới vào đầu năm, nhưng rời danh sách này trong giai đoạn cuối năm 2023 và đầu năm 2024, khi giá cổ phiếu Masan giảm hơn 30% từ mức đỉnh. Trước đó, giai đoạn tháng 11/2019 đến tháng 10/2020, Chủ tịch Hội đồng quản trị Masan cũng không được Forbes công nhận tỷ phú.

Cuối năm 2024, tài sản của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang đạt khoảng 1 tỷ USD. Tuy nhiên, kể từ đầu năm 2025 cổ phiếu MSN mà vị doanh nhân này đang sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp qua công ty riêng ghi nhận giảm.

Báo cáo tài chính quý 4/2024 cho thấy, lợi nhuận quý 4 của Masan ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ, gấp gần 14 lần so với cùng kỳ năm trước, đạt 691 tỷ đồng. Lợi nhuận cả năm 2024 đạt 200% kế hoạch kịch bản cơ sở. Đóng góp vào con số tích cực của doanh thu là đà tăng trưởng bền vững của mảng kinh doanh tiêu dùng bán lẻ cốt lõi.

Chủ tịch Nguyễn Đăng Quang chia sẻ: “Trong năm 2024, chúng tôi ưu tiên phát triển mô hình kinh doanh mang lại lợi nhuận bền vững xuyên suốt Tập đoàn. Theo đó, WinCommerce và Masan MEATLife đã chính thức mang về lợi nhuận. Chúng tôi đã và đang tập trung tối ưu thị phần trong chi tiêu của người tiêu dùng bằng sự liên kết hợp lực những thương hiệu mạnh, nền tảng công nghệ và bán lẻ. Việc mang đến chương trình Hội viên WIN cho thị trường bán lẻ truyền thống (cửa hàng tạp hóa) và hiện đại (các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini) sẽ giúp mỗi mảng kinh doanh của chúng tôi đạt tăng trưởng hai chữ số trong năm 2025 và hơn thế nữa”.

Tính đến ngày 2/2, ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Vingroup là người giàu nhất Việt Nam với khối tài sản theo tính toán của Forbes lên đến 4,1 tỷ USD. Con số này đưa ông Phạm Nhật Vượng đứng vị trí 842 trong danh sách những người giàu nhất thế giới.

Ngoài ra, Việt Nam còn có 4 tỷ phú USD khác lần lượt là: Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Hàng không VietJet (mã chứng khoán: VJC) với khối tài sản 2,8 tỷ USD; Ông Trần Đình Long, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Hòa Phát (mã chứng khoán: HPG) sở hữu khối tài sản 2,3 tỷ USD.

Ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam Techcombank (mã chứng khoán: TCB) cũng ghi nhận tài sản 1,7 tỷ USD. Ông Trần Bá Dương là vị tỷ phú duy nhất có tài sản tăng từ đầu năm 2025 đến nay, đạt mức 1,3 tỷ USD.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh Hội nghị đối thoại tại Hong Kong, tháng 4/2025

Thêm tín hiệu tích cực cho tiến trình nâng hạng thị trường chứng khoán

Trong chương trình công tác tại Hong Kong, Trung Quốc (từ ngày 07/4 - 10/4/2025), Bộ Tài chính đã phối hợp cùng Ngân hàng Thế giới và Hiệp hội Thị trường tài chính chứng khoán châu Á (ASIFMA) tổ chức Hội nghị Đối thoại với các nhà đầu tư tổ chức quốc tế tại Hong Kong. Đây là hoạt động duy trì đối thoại, chia sẻ, cung cấp thông tin thường xuyên, liên tục giữa cơ quan quản lý chứng khoán và các thành viên thị trường, các nhà đầu tư trong nước, quốc tế, các định chế tài chính và tổ chức cung cấp ch

Thất vọng vì thuế quan, S&P 500 chạm đáy gần một năm

Thất vọng vì thuế quan, S&P 500 chạm đáy gần một năm

Chỉ số S&P 500 giảm mạnh, lần đầu tiên đóng cửa dưới mốc 5.000 điểm sau gần 1 năm do tâm lý nhà đầu tư trở nên bi quan hơn khi hy vọng về việc Mỹ trì hoãn hoặc nhượng bộ trong chính sách thuế quan đang dần tan biến…

Nhà đầu tư nên cẩn thận khi thử bắt đáy

Nhà đầu tư nên cẩn thận khi thử bắt đáy

Thị trường chứng khoán lao dốc mạnh, VN-Index mất gần 78 điểm do áp lực giải chấp, các công ty chứng khoán khuyến nghị nhà đầu tư hạn chế bắt đáy và tránh dùng chiến thuật Long...

Định vị nhà đầu tư cá nhân trong "cuộc chơi mới" của thị trường chứng khoán Việt Nam

Định vị nhà đầu tư cá nhân trong "cuộc chơi mới" của thị trường chứng khoán Việt Nam

Thị trường chứng khoán Việt Nam có thể vượt qua ranh giới "cận biên" để gia nhập nhóm "mới nổi" vào 2025? Câu trả lời này không chỉ là bước ngoặt, mà còn mở ra cơ hội vàng cho các nhà đầu tư cá nhân, đánh dấu một kỷ nguyên mới đầy thách thức và tiềm năng trên thị trường chứng khoán...

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng: Ai đang dẫn đầu?

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng: Ai đang dẫn đầu?

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng đang trở nên khốc liệt, khi việc đầu tư và tự phát triển hệ thống công nghệ, đặc biệt là core banking và giao diện người dùng trở thành yếu tố then chốt để nâng cao trải nghiệm khách hàng, tăng CASA, giành lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh số hóa toàn ngành...