Một số giải pháp ngắn, trung và dài hạn giúp thị trường bất động sản thoát khỏi tình trạng "chết chìm"

Chính phủ xác định hoạt động kinh doanh bất động sản” là 1 trong 21 ngành kinh tế cấp 1 trong tổng số 1.571 ngành kinh tế của nước ta. Nhưng các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong ngành này lại đang có nguy cơ "chết trên đống tài sản" với hàng loạt vướng mắc tắc nghẽn.

Về giải pháp ngắn hạn

Chính phủ xác định hoạt động kinh doanh bất động sản vừa góp phần phát triển kinh tế xã hội, vừa đảm bảo an sinh xã hội về nhà ở cho các tầng lớp nhân dân. Do đó, thị trường bất động sản có vị trí quan trọng và có quan hệ hữu cơ với hầu hết các ngành kinh tế.

Cụ thể, bất động sản là 1 trong 21 ngành kinh tế cấp 1, xếp thứ 9 về quy mô giá trị. Liên quan tới khoảng 35 lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Trong đó có 4 ngành lớn là tài chính - ngân hàng, xây dựng, du lịch và lưu trú. Bất động sản là lĩnh vực xếp thứ 2 về thu hút vốn nước ngoài (FDI), chiếm khoảng 10% FDI đăng ký mới hàng năm.

Nhưng thời gian qua thị trường này lại "đóng băng", cùng với đó là hàng loạt lãnh đạo các tỉnh tới lãnh đạo một số doanh nghiệp bất động sản hàng đầu cả nước dính vào vòng lao lý.

Điều này đã khiến nền kinh tế nói chung, cũng như các ngành nghề khác nói riêng bị ảnh hưởng không nhỏ. Do vậy, theo các chuyên gia, nhiệm cụ cấp bách lúc này là cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ vướng mắc để thị trường bất động sản vượt qua khó khăn.

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA) đã đề cập đến một số giải pháp ngắn hạn nhằm lành mạnh hóa thị trường bất động sản. Thứ nhất, đề nghị Chính phủ khẩn trương ban hành 02 Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực đất đai của Bộ Tài nguyên Môi trường và thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng để tháo gỡ ngay một số vướng mắc.

bất động sản
Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA)

Thứ hai, đề nghị Ngân hàng Nhà nước khẩn trương “bơm” nguồn vốn tín dụng bổ sung vào nền kinh tế đúng đối tượng theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Điều này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, người mua nhà và nhà đầu tư được tiếp cận nguồn vốn tín dụng đối với các dự án bất động sản đã có đầy đủ pháp lý, có tính khả thi.

Đồng ý với ý kiến của Chủ tịch HoREA, GS. TS Phạm Hồng Chương - Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thì cho rằng trong ngắn hạn cần điều chỉnh nguồn cung cho thị trường bất động sản. Cụ thể là rà soát, xử lý các dự án phát triển đô thị, phát triển nhà ở đang triển khai và đã giao dự án nhưng chưa triển khai.

Mục đích nhằm phân loại các dự án được tiếp tục triển khai, các dự án cần tạm dừng, các dự án cần điều chỉnh cơ cấu, loại hình nhà ở cho phù hợp với nhu cầu của thị trường và nguồn lực xã hội.

Cùng với đó, tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đô thị, phát triển nhà ở, kinh doanh bất động sản, theo hướng tăng cường quản lý nhà nước. Theo đó, kiểm soát có hiệu quả công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, kế hoạch phát triển nhà ở, giá bất động sản bảo đảm cân đối cung cầu, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, nhu cầu của thị trường.

Riêng về giải pháp tín dụng cho thị trường bất động sản, ông Chương đưa ra ý kiến cần tiếp tục mở rộng room tín dụng cho lĩnh vực bất động sản ở mức hợp lý, nhưng phải ban hành các tiêu chí cho vay đối với các loại bất động sản khác nhau.

Theo đó, rà soát, đẩy nhanh, tiến độ phê duyệt cấp tín dụng đối với các dự án sản xuất, kinh doanh hiệu quả, có khả năng thu hồi vốn cao. Mở rộng tín dụng đi đôi với kiểm soát chất lượng tín dụng, tăng cường công tác thẩm định, giám sát việc sử dụng vốn vay, đảm bảo đúng mục đích, hạn chế nợ xấu mới phát sinh.

Về giải pháp trung và dài hạn

Theo GS.TS Phạm Hồng Chương để thực hiện mục tiêu dài dạn thì Chính phủ và các cơ quan quản lý cần tăng cường công tác quản lý, kiểm soát bảo đảm thị trường bất động sản phát triển cân đối giữa cung và cầu. Nâng cao tính công khai, minh bạch của trường thị bất động sản và hoàn thiện hệ thống thông tin, dự báo thị trường bất động sản.

thị trường bất động sản
GS. TS Phạm Hồng Chương - Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Đẩy nhanh công tác lập quy hoạch các khu vực đô thị, tổ chức thông tin đầy đủ về lộ trình hình thành, triển khai các đồ án quy hoạch chi tiết, dự án đầu tư xây dựng. Kết hợp với việc tăng cường công tác tuyên truyền, cung cấp thông tin tới người dân tại khu vực quy hoạch, các nhà đầu tư có nhu cầu đầu tư thực sự.

Ngoài ra, cần thiết lập hệ thống thông tin về thị trường bất động sản thống nhất từ Trung ương tới địa phương. Yêu cầu các địa phương và doanh nghiệp thực hiện chế độ báo cáo nghiêm túc, tập trung, đầy đủ, kịp thời, làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách, đồng thời góp phần công khai, minh bạch hoá thị trường bất động sản.

Ngoài ra, ông Chương cũng cho rằng, các cơ quan quản lý cần nâng cao chất lượng các sàn giao dịch bất động sản theo hướng nâng cao yêu cầu về nhân sự, chuyên môn, điều kiện về cơ sở vật chất tối thiểu cho sàn giao dịch hoạt động…

Cuối cùng là hoàn thiện chính sách kiểm soát chống đầu cơ bất động sản và hoàn thiện các chính sách nhằm giảm chi phí đầu vào của thị trường bất động sản.

Còn ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch HoREA thì đưa ra các giải phải dài hạn như sau: Thứ nhất, cần tập trung thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/06/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”.

Nghị định này đã xác định mục tiêu cụ thể là “Đến năm 2023, phải hoàn thành sửa đổi Luật Đất đai năm 2013 và một số luật liên quan, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất”.

Đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ, chống lợi ích nhóm, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật ngay trong quá trình xây dựng Dự án sửa đổi Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Quy hoạch đô thị, Luật Xây dựng; sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Dân sự, Luật Đầu tư, Luật Chứng khoán, Luật đấu giá tài sản, Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế thu nhập cá nhân… để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất.

Đồng thời, ông Châu đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Kỳ họp bất thường của Quốc hội lần thứ hai xem xét, cho phép các doanh nghiệp bất động sản chuyển nhượng dự án bất động sản được áp dụng Điều 10 Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/06/2017 của Quốc hội khóa 14 “Về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng”.

Cụ thể, cho phép chuyển nhượng tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu là dự án bất động sản khi dự án đã “có quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.

HoREA đề nghị Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét bố trí nguồn vốn ngân sách “cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi” (theo quy định tại điểm o khoản 10 Điều 3 Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 ngày 08/07/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 14).

Điều này nhằm mục đích để các ngân hàng thương mại cho người mua nhà để ở, người mua căn nhà đầu tiên được vay với lãi suất hợp lý để mua nhà ở thương mại, nhà ở xã hội có mức giá đề xuất không quá 1,8 tỷ đồng/căn. Chính sách này tương tự như cơ chế của gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ.

Theo ông Châu, trong các năm qua hầu hết người mua nhà ở xã hội đã phải vay với lãi suất thương mại 9-10%/năm. Lãi suất này quá cao so với người thu nhập thấp, nên nó càng cản chính sách, mục tiêu tốt đẹp của Chính phủ về nhà ở xã hội.

Xem thêm

Kỳ vọng vào "cú bẻ lái" của thị trường bất động sản trong năm 2023

Kỳ vọng vào "cú bẻ lái" của thị trường bất động sản trong năm 2023

Thời gian qua, thị trường bất động sản đi vào trầm lắng, nhiều doanh nghiệp phải lao đao vì thiếu vốn, áp lực tỷ giá, lãi suất, nguồn cung kém và cầu cũng không khả quan. Tuy nhiên, chuyên gia đã dự báo trong năm 2023, ngành bất động sản sẽ có những khởi sắc mới và phục hồi trở lại.

Có thể bạn quan tâm

Marina Central Tower thu hút khách thuê nhờ vị trí trung tâm

Marina Central Tower thu hút khách thuê nhờ vị trí trung tâm

Trong bối cảnh ngành bán lẻ cao cấp phát triển mạnh mẽ, xu hướng “xanh hóa” ngày càng phổ biến, Marina Central Tower - tòa văn phòng, trung tâm thương mại mới tại TP.HCM đang trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều khách thuê nhờ lợi thế đặc biệt…

Các đại biểu tại phiên tọa đàm: Dòng tiền chảy vào phân khúc nhà ở thương mại phía Nam - Nhận diện cơ hội đầu tư

Bất động sản phía Nam “khát” căn hộ vừa túi tiền

Với nền tảng pháp lý từ các luật mới có liên quan, giới phân tích đánh giá, thị trường bất động sản đang bước vào chu kỳ phục hồi và tăng trưởng bền vững. Đặc biệt, sự dịch chuyển về nhu cầu và xu hướng đầu tư đang thể hiện rõ rệt hơn ở các tỉnh lân cận TP.HCM như Bình Dương, Đồng Nai, Long An…

Căn hộ Sun Group chỉ từ 24-25 triệu/m2 dành cho ai?

Căn hộ Sun Group chỉ từ 24-25 triệu/m2 dành cho ai?

Sun Urban City Hà Nam không chỉ đơn thuần là một dự án bất động sản, đó là một kiệt tác kiến trúc, một thành phố thu nhỏ, nơi bạn có thể trải nghiệm trọn vẹn những giá trị sống bền vững...

HoREA đã đề xuất một số giải pháp để thực hiện mục tiêu phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội

HoREA đề xuất giảm mức lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội

Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh đề xuất lãi suất cho vay ưu đãi của chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội nên từ 3,6% hoặc 5,76%/năm và người mua, thuê mua nhà ở xã hội được vay ưu đãi với lãi suất từ 3% hoặc 4,8%/năm...