Mỹ đang dìm giá dầu 40 USD/thùng, Nga đủ sức đỡ?

Dầu đá phiến Mỹ có thể là lực lượng chủ chốt giúp kiềm giữ giá dầu trong một phạm vi với mức trên 40 USD/thùng.
Mỹ đang dìm giá dầu 40 USD/thùng, Nga đủ sức đỡ?

Ngày 7/7, dầu kỳ hạn tiếp tục đà giảm với mức giảm sâu hơn 2,5% khiến cho các nhà đầu tư tiếp tục lo ngại về việc nguồn cung quá nhiều.

Trong khi đó sản lượng dầu của Mỹ tiếp tục tăng. Số liệu hàng tuần cho thấy sản lượng đã tăng lên 9,34 triệu thùng/ngày.

Các nhà sản xuất Mỹ tiếp tục cho hoạt động thêm giàn khoan. Đây có thể chính là lý do khiến giá dầu có thể chạm đáy khoảng 40USD/thùng.

"Theo giới phân tích, ngành công nghiệp dầu mỏ của Mỹ đã trở thành một nhà sản xuất trụ cột, ảnh hưởng đến giá cả trên toàn cầu và sản lượng của nó đã đủ mạnh ngang hàng với những gã khổng lồ dầu mỏ trên thới giới như Saudi Arbia và Nga.

Ông Francisco Blanch, người đứng đầu chiến lược hàng hóa tại Bank of America Merrill Lynch cho biết, ngành công nghiệp dầu đá phiến có thể là lực lượng chủ chốt giúp kiềm giữ giá dầu trong một phạm vi với mức trên 40 USD /thùng.

“Nếu giá dầu trung bình giảm xuống dưới 40 USD/thùng, thì mức đáy là những gì mà tôi không muốn thấy, chúng tôi bắt đầu thua trong công nghiệp khai thác dầu đá phiến”, Blanch dự báo.

Giá dầu giảm mạnh đương nhiên sẽ gây thiệt hại cho Nga, nước đang là nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt, chiếm tới 13,2% lượng xuất khẩu dầu mỏ thế giới và 18,9% lượng xuất khẩu khí đốt thế giới.

Sản lượng khai thác dầu mỏ tại Nga cũng tăng năm thứ 8 liên tiếp, trong đó năm 2016 đã thiết lập mức kỷ lục mới thời hậu Xô viết với 11,2 triệu thùng/ngày.

Trước đó, kể từ năm 2014, ngân sách Nga đã bị thâm hụt nặng nề do giá dầu xuống thấp và các lệnh trừng phạt do phương Tây áp đặt chống Nga.

Tuy nhiên, kể cả khi giá dầu giảm lại về mức 40 USD/thùng thì Nga cũng đã tính trước kịch bản.

Từ hồi tháng 3/2017, các nhà hoạch định chính sách ở Moscow đã dự báo giá dầu sẽ rớt xuống mức 40 USD/thùng vào thời điểm cuối năm 2017 và rồi dao động gần mức đó trong giai đoạn năm 2018-2019.

Bộ Tài chính Nga cũng nhấn mạnh đến mức 40 USD/thùng trong tháng 1/2017. Lúc đó, cơ quan này đã tuyên bố rằng Ngân hàng Trung ương Nga (BoR) sẽ bắt đầu mua ngoại hối trên danh nghĩa của Bộ Tài chính nếu giá dầu vượt mức 40 USD/thùng. Quyết định trên là nhằm bảo vệ tỷ giá khỏi bị tác động bởi sự biến động của giá dầu.

Bên cạnh đó, quốc gia này còn sử dụng mức 40 USD/thùng để tính toán ngân sách cho giai đoạn năm 2017-2019.

Rõ ràng, từ những bài học được rút ra trong năm 2014-2015, Nga đã tỏ ra thận trọng hơn nhiều.

Chính đà trượt dốc 65% của giá dầu trong năm 2014-2015 đã gần như hủy hoại đồng rúp, đồng thời buộc Nga phải nâng lãi suất khẩn cấp vào lúc giữa đêm và còn đẩy quốc gia này rơi vào tình trạng suy thoái. Được biết, doanh thu dầu khí chiếm tới 36% trong nguồn thu ngân sách năm 2016.

Bởi thế, nếu giá dầu có rớt xuống 40 USD/thùng thì Nga cũng đã có sẵn sự chuẩn bị để bảo vệ đất nước khỏi các trường hợp xấu nhất.

Theo An Nhiên/DVO

>> Giá dầu mỏ thế giới có xu hướng giảm mạnh

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...