Mỹ - Iran vẫn đang đối mặt nguy cơ xung đột vũ trang

Trong 24 giờ qua kể từ khi phòng không Iran bắn hạ chiếc RQ-4 Global Hawk của Mỹ, diễn biến tình hình Trung Đông lao dốc, nguy cơ bùng phát xung đột vũ trang giữa Mỹ - Iran.
Mỹ - Iran vẫn đang đối mặt nguy cơ xung đột vũ trang

Ngay sau khi máy bay do thám không người lái bị bắn hạ, tổng thống Mỹ Donald Trump viết trên Twitter, cho rằng đó là một sai lầm lớn của chính quyền Iran, ông khẳng đinh Iran bắn hạ máy bay không người lái là một sai lầm của ai đó trong bộ máy lãnh đạo Iran, và không có mục đích cụ thể.

Theo ông, máy bay không người lái rõ ràng bị bắn hạ trên vùng biển quốc tế, nhưng tất cả mọi diễn biến vụ việc đều không rõ ràng. Tờ New York Times cho biết, tổng thống Trump ra lệnh một cuộc tấn công trả đũa vào Iran, nhưng sau đó ra lệnh dừng lại vào tối ngày 20/6/2019. Theo đó, Tổng thống Trump đã ra lệnh tấn công Iran, nhưng sau đó dừng lại khi biết rằng cuộc tập kích trả đũa có thể dẫn đến rất nhiều thương vong dân sự.

Hình ảnh do Trung tâm chỉ huy quân đội Mỹ, cho rằng chiếc RQ-4 đang bay trên vùng biển quốc tế. Ảnh US. Central Command

Ông Trump viết trên Twitter chiều ngày 21.06.2019, chúng tôi đã lên kế hoạch tiến công trả đũa đêm ngày 20.06.2019 nhằm vào 3 mục tiêu khác nhau. Khi tôi hỏi, có bao nhiêu người sẽ thiệt mạng. "150 người, thưa ngài" - là câu trả lời từ một vị tướng. 10 phút trước cuộc tấn công, tôi đã ra lệnh dừng, tổn thất không tương xứng với việc bắn hạ một máy bay không người lái.

Tổng thống Mỹ cho biết ông không vội vàng, nhấn mạnh rằng các biện pháp trừng phạt chặt chẽ đối với Iran sẽ tiếp tục ngăn không cho quốc gia này phát triển vũ khí hạt nhân. Iran không bao giờ có thể có vũ khí hạt nhân, không chống lại Mỹ và không chống lại thế giới!

Ngày 21.06.2019, thiếu tướng Amirali Hajizadeh, tư lệnh trưởng lực lượng không quân vũ trụ của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) cho biết: rạng sáng ngày 21.06.2019, phòng không Iran đã kiềm chế, không bắn hạ một máy bay có người lái của Hải quân Mỹ, bay cùng với chiếc UAV RQ-4A Global Hawk đã trúng tên lửa rơi xuống Vịnh Ba Tư.

Hãng thông tấn TASnim của Iran dẫn lời thiếu tướng Hajizadeh nhấn mạnh, song hành cũng với UAV Global Hawk trong không phận chủ quyền của Iran còn có một chiếc trinh sát chống ngầm P-8 Poseidon Mỹ với phi hành đoàn 35 người. Máy bay này cũng xâm nhập vào không phận Iran và phòng không có thể đã bắn hạ, nhưng chúng tôi đã không làm như vậy. 

Tuyên bố của tướng Hajizadeh là một cảnh báo rõ ràng gửi đến Mỹ, khi đó vẫn đang nghiên cứu phương án trả đũa Iran.

Fars New công bố các video, ghi lại toàn cảnh phòng không Iran bắn hạ RQ-4 Global Hawk

Máy bay tuần biển chống ngầm của hãng Boeing P-8 Poseidon ra mắt công chúng lần đầu tiên năm 2013, được trang bị các hệ thống tình báo thông tin vô tuyến (SIGINT), tình báo điện tử (ELINT) và tác chiến điện tử (EW). Máy bay tuần biển chống ngầm P-8 là loại vận tải, không có khả năng cơ động và trần bay 12km.

Lực lượng phòng không của IRGC sử dụng tổ hợp tên lửa phòng không Khordad-3 chế tạo nội địa, trang bị tên lửa Sayyad-2C bắn hạ RQ-4A. Thú vị là hệ thống Khordad-3 được thiết kế theo tổ hợp tên lửa Buk Liên Xô, nhưng tên lửa Sayyad-2C lại là bản sao chép của tên lửa RIM-66 Standard do Mỹ sản xuất.

Ngày 21.06.2019, Iran triển lãm những mảnh vỡ của máy bay không người lái gián điệp RQ-4A Global Hawk Mỹ, bị bắn hạ ngày 20.06.2019. Theo truyền thông quốc gia Hồi giáo này, máy bay không người lái bay vào không phận Iran trên khu vực Kouh-e Mobarak, gần eo biển Hormuz.

Những mảnh vỡ của chiếc máy bay RQ-4 Global Hawk được trưng bày ở Iran. Ảnh IRIB NEWS

South Front

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…