Mỹ quyết định viết lại lịch sử cuộc tấn công tên lửa của Iran vào căn cứ Ain al-Asad ở Iraq

Hơn một năm sau khi ám sát chuẩn tướng Qassem Soleimani, Mỹ quyết định sửa chữa lại và tái phát minh thực tế cuộc tấn công bằng tên lửa, diễn ra ngày 8/1/2020 tại căn cứ Ain al-Asad ở Iraq.

Cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo của Iran, được tiến hành nhằm đáp trả vụ tấn công bằng máy bay không người lái đã sát hại Chuẩn tướng Qassem Soleimani, phó chỉ huy trưởng Lực lượng Động viên Rộng rãi (PMF/PMU) của Iraq Abu Mahdi al-Muhandis, cùng bốn sĩ quan cao cấp Iran và bốn sĩ quan Iraq.

Cuộc tấn công của Iran trở lên nổi tiếng do đánh vào một căn cứ quân sự lớn của Mỹ ở Iraq, phá hủy nhiều công trình quân sự và làm hàng chục lính Mỹ bị thương.

CBS công bố video vụ việc, hoàn toàn dựa trên những thông tin và góc nhìn của Lầu Năm Góc về những sự kiện diễn ra.

Kênh truyền hình Mỹ CBS xây dựng một phóng sự về cuộc tập kích tên lửa của Iran vào căn cứ quân sự Ain al-Assad ở Iraq ngày 8/1/2020 cùng những sự kiện diễn ra trước đó, kết hợp với những đoạn clip do UAV quay lại, cho thấy các tên lửa tấn công căn cứ dường như không chính xác và có thiệt hại nhỏ không đáng kể. Video này khác hẳn với những hình ảnh, video ban đầu được công bố cách đây hơn một năm. Theo video này:

- Tình báo Mỹ có thông tin về cuộc tấn công do tướng Iran Soleimani lên kế hoạch vào Lực lượng Vũ trang Mỹ ở Iraq trong “vài giờ hoặc vài ngày tới”.

- Người đứng đầu Bộ Chỉ huy Trung tâm Mỹ, tướng Kenneth McKenzie, ra lệnh trực tiếp cho trắc thủ điều khiển UAV MQ-9 Reaper tấn công vào hai phương tiện của tướng Qasem Suleimani và Abu Mahdi al-Muhandis… “Hãy tấn công khi bạn sẵn sàng ”.

- Quân đội Mỹ tại căn cứ Ain al-Assad được cảnh báo về mối đe dọa và có thể ẩn nấp vài giờ trước khi tên lửa đầu tiên rơi xuống (một số binh sĩ thậm chí còn quay được video tin nhắn cho gia đình).

- Quân đội theo dõi đường bay của các tên lửa; bản cập nhật tình hình được gửi về trụ sở Bộ Tư lệnh Trung ương.

- Hơn 50 phương tiện không quân và khoảng 1000 người được sơ tán khỏi căn cứ trước cuộc tấn công công.

- 16 tên lửa được phóng từ 3 địa điểm trên lãnh thổ Iran, 5 tên lửa trượt mục tiêu.

Video được Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ công bố về cuộc tấn công của Iran ngay sau ngày 8/1/2020.

Ngay sau khi tiếp nhận vị trí, Tổng thống Mỹ Joe Biden tiến hành cuộc tấn công đầu tiên, được cho là nhằm vào lực lượng dân quân người Shiite Iraq, được sự hậu thuẫn của Iran gần biên giới Syria-Iraq ngày 26/2. Theo Washington đây là chiến thắng lớn, gây thương vong, phá hủy nhiều vũ khí trang bị nhằm tấn công vào quân đội Mỹ. Hơn thế nữa, tuyên bố khẳng định Mỹ đã, đang và sẽ tiếp tục hiện diện ở cả Iraq và Syria.

Video sửa chữa diễn biến của cuộc tấn công ngày 8/1/2021, sửa chữa lại một sự kiện nhằm chứng minh khả năng không thể chiến bại của quân đội Mỹ. Tên lửa Iran và những cuộc tấn công không thể gây tổn thương cho quân đội của một siêu cường. Dù vậy, thực tế là các vũ khí tự chế của dân quân người Shiite IED liên tục phá hủy các đoàn xe, rockets thường xuyên tấn công vào các căn cứ quân sự của Mỹ.

Truyền thông Mỹ đang cố gắng viết lại lịch sử, trong đó người Mỹ luôn chiến thắng, kể cả trong trường hợp không thể ngăn chặn được trận mưa tên lửa của Iran.

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...