Mỹ vẫn tìm cách dẫn độ CFO Huawei từ Canada

Hôm qua 22/1, Bộ Tư pháp Mỹ khẳng định, Mỹ sẽ tiếp tục tìm kiếm việc dẫn độ bà Mạnh Vãn Châu, Phó chủ tịch tập đoàn viễn thông Huawei.
Mỹ vẫn tìm cách dẫn độ CFO Huawei từ Canada

Bà Mạnh Vãn Châu hiện đang bị quản thúc tại Canada sau khi nộp tiền bảo lãnh tại ngoại và không được đi đâu để sẵn sàng trình diện tòa án.

Sau khi bà Mạnh bị bắt, Trung Quốc cũng đã bắt giam 2 công dân Canada đang sinh sống tại Mỹ với cáo buộc gây đe dọa an ninh Trung Quốc. Vụ bắt giữ này được nhiều người cho là vụ trả đũa vì Canada đã bắt giữ bà Mạnh theo đề nghị của Bộ Tư pháp Mỹ.

Các quan chức Canada ngày 22/1 cũng nhấn mạnh rằng, vụ án của bà Mạnh là vấn đề pháp lý, chứ không phải lý do chính trị.

Ông Marc Raimondi, người Phát ngôn Bộ Tư pháp Mỹ cho biết trong một tuyên bố rằng: “ Chúng tôi sẽ tiếp tục theo đuổi việc dẫn độ bà Mạnh Vãn Châu và sẽ đáp ứng tất cả các yêu cầu vào thời hạn chót theo công ước dẫn độ Mỹ- Canada. Chúng tôi đánh giá cao sự tiếp tục ủng hộ của Canada trong các nỗ lực của chúng tôi để thực thi các qui định của luật pháp”.

Nhiều tin tức cho biết, Mỹ sẽ đệ trình đơn yêu cầu dẫn độ bà Mạnh vào ngày 30/1, một ngày trước thời  hạn chót. Vụ kiện này có thể kéo dài hàng tháng, hoặc thậm chí hàng năm để tòa án Canada xem xét vấn đề dẫn độ và các quá trình kháng cáo nếu có.

Vụ việc này hiện đang gây lo ngại ngày càng gia tăng về sự an toàn của người nước ngoài đang sống tại Trung Quốc, nhất là những người mang quốc tịch Canada và Mỹ.

Hôm qua, hơn 140 học giả và các cựu quan chức chính phủ đã viết một bức thư ngỏ gửi Chủ tịch Tập Cận Bình rằng, vụ bắt giữ hai công dân Canada tại Trung Quốc đang khiến các học giả và những người khác phải thận trọng khi đi du lịch Trung Quốc.

Họ kêu gọi hãy thả ngay lập tức hai công dân Canada là Michael Kovrig và Michael Spavor, những người bị bắt giữ tại Trung Quốc mà không được tiếp cận với luật sư và gia đình vì bị cáo buộc gây nguy hại cho an ninh quốc gia. 

Kovrig là cựu nhân viên ngoại giao Canada tại Trung Quốc, hiện đang làm việc cho một tập đoàn phi chính phủ tại Trung Quốc. Còn Spavor đang điều hành một công ty xúc tiến văn hóa và kinh tế với Triều Tiên có trụ sở tại Đan Đông, một thành phố của Trung Quốc giáp với Triều Tiên.

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...