Năm 2025 sẽ đảm bảo cấp điện cho tất cả các hộ dân trên cả nước

Đến năm 2025, mục tiêu cấp điện cho tất cả các hộ ở các vùng miền núi, biên giới và hải đảo sẽ được hoàn thành.
Năm 2025 sẽ đảm bảo cấp điện cho tất cả các hộ dân trên cả nước

Chiều 9/11, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thảo của tỉnh Nghệ An đã chất vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh về nội dung: “Đến năm nào thì 100% số hộ dân được cấp điện từ hệ thống lưới điện quốc gia?”

Trả lời đại biểu Nguyễn Thị Thảo, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, hiện nay 100% xã đến 99,6% hộ dân đã được cấp điện từ lưới điện quốc gia. Và Bộ trưởng cũng nhận định “đây là con số mà chúng ta cũng có thể thấy được niềm vui cũng như trách nhiệm đối với công việc còn lại”.

Nói rõ hơn, Bộ trưởng cho biết, trên thực tế, nhiệm vụ cung cấp điện lưới quốc gia cho tất cả các hộ dân là một nhiệm vụ ưu tiên của Quốc hội và Chính phủ. Vì vậy, Chương trình 1740 căn cứ theo Quyết định mà Thủ tướng Chính phủ ký 1740 ngày 13/12/2018 xác định Chương trình thực hiện trong giai đoạn 2016-2020 và kết thúc vào năm 2020 đảm bảo mục tiêu 100% người dân, nhất là các vùng miền núi gặp khó khăn, vùng biên giới, hải đảo, vùng xa xôi, sẽ được hưởng điện lưới quốc gia.

Các hợp phần của dự án này bao gồm cả cung cấp điện lưới quốc gia, và 3 cấp từ năng lượng tái tạo do những vùng còn khó khăn, không có điều kiện để đưa đường lưới điện đến cho dân; cấp điện cho 2 huyện đảo, 3 xã đảo; cung cấp điện cho các trạm bơm ở vùng đồng bằng Tây Nam Bộ cung cấp cho hoạt động thủy lợi và nông thôn.

Bộ Công Thương cũng như Chính phủ đã có dự trù trong kế hoạch phân bổ nguồn vốn đầu tư công trung hạn, các nguồn lực quốc gia và nguồn vốn ODA của các nhà tài trợ nước ngoài để triển khai thực hiện. Cụ thể, ngay trong giai đoạn đầu, từ năm 2016-2018, đã thực hiện cấp vốn là 4.743 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương là hơn 2.200 tỷ đồng và vốn ODA không hoàn lại của Liên minh châu Âu cấp được hơn 2.000 tỷ đồng.

“Đúng ra thì chúng ta đã đạt được mục tiêu trên. Tuy nhiên, chúng ta đạt được cấp điện cho 100% số xã nhưng có một số bản, thôn thì không đạt”, Bộ trưởng nói.

Lý giải về việc không đạt mục tiêu, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, vào thời điểm năm 2018, do trần nợ công của cả nước đang ở mức cao nên Bộ Công Thương đã báo cáo Chính phủ để xin phép được sử dụng vốn vay của Ngân hàng Phát triển châu Á và Ngân hàng Thế giới. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã rà soát tổng thể tất cả các chương trình vốn vay của quốc gia và thống nhất báo cáo với Thủ tướng Chính phủ tạm thời chưa thực hiện chương trình này để đảm bảo an toàn của trần nợ công quốc gia và tình trạng tài chính quốc gia.

“Đến nay, trần nợ công của chúng ta đã về ngưỡng an toàn. Bộ Công Thương đã chủ động làm việc và tiếp tục làm việc với các nhà tài trợ, báo cáo với Chính phủ, Chính phủ đã đồng ý báo cáo Quốc hội để tiếp tục đưa vào chương trình thực hiện giai đoạn 2021-2025 với 3 hợp phần chính: Vốn vay từ Ngân hàng Thế giới; vốn vay Ngân hàng Phát triển châu Á; vốn viện trợ không hoàn lại của Liên minh châu Âu. Tổng 3 nguồn cộng lại cùng với nguồn vốn của Chính phủ bố trí sẽ đảm bảo được mục tiêu huy động được khoảng hơn 21.000 tỷ đồng”, Bộ trưởng cho biết.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định: Theo đúng kế hoạch, đến năm 2025, mục tiêu cấp điện cho tất cả các hộ ở các vùng miền núi, biên giới và hải đảo sẽ hoàn thành.

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…