Nền kinh tế số Việt Nam đạt tăng trưởng ấn tượng

Việt Nam được nhận định là một trong những nước dẫn đầu làn sóng tăng trưởng bền vững tiếp theo của ngành kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á.
Nền kinh tế số Việt Nam đạt tăng trưởng ấn tượng

Ngay khi các quốc gia ở Đông Nam Á bắt đầu quay trở lại cuộc sống bình thường trước đại dịch, những cơn gió ngược toàn cầu bắt đầu nổi lên. Lãi suất tăng và áp lực lạm phát cao đang tác động đến nhu cầu của người tiêu dùng, đặc biệt là các lĩnh vực đóng vai trò cốt lõi trong nền kinh tế kỹ thuật số.

Bất chấp những khó khăn về kinh tế vĩ mô này, theo báo cáo của e-Conomy SEA, trong năm 2022, nền kinh tế kỹ thuật số của Đông Nam Á đã đạt tổng giá trị hàng hóa lên đến gần 200 tỷ, tăng gần gấp đôi kể từ năm 2019.

Trên thực tế, nền kinh tế kỹ thuật số này đang đạt đến ngưỡng này sớm hơn ba năm so với dự kiến của báo cáo e-Conomy SEA 2016. Trong đó, việc áp dụng và sử dụng các dịch vụ tài chính kỹ thuật số đã phát triển mạnh mẽ trên diện rộng, được thúc đẩy bởi sự chuyển đổi từ ngoại tuyến sang trực tuyến và các điều kiện thị trường tài chính tích cực trong vài năm qua. Nó đã vượt qua thương mại điện tử để trở thành lĩnh vực đầu tư hàng đầu của SEA.

Các dịch vụ tài chính kỹ thuật số đang trên đà phát triển mạnh mẽ hơn vào năm 2022, với mức tài trợ kỷ lục lên đến 4 tỷ USD trong nửa đầu năm. Các dịch vụ tài chính kỹ thuật số đã có những bước tiến đáng kể trong những năm qua nhờ môi trường tăng trưởng rất thuận lợi.

Riêng ở Việt Nam, nền tảng kinh tế kỹ thuật số đã đạt 23 tỷ USD vào năm 2022 và đang trên đà tiền đến 50 tỷ USD vào năm 2025. Việt Nam được nhận định là quốc gia tăng trưởng nhanh nhất khu vực trong lĩnh vực này nhờ sự đột phá của ngành thương mại điện tử.

kinh tế kỹ thuật số Việt Nam

Đồng thời, dịch vụ tài chính kỹ thuật số ở Việt Nam được kỳ vọng phát triển vượt bậc với khoản cho vay tăng mạnh ở mức hơn 50% và các khoản đầu tư kỹ thuật số sẽ nhảy vọt sau năm 2025. Đây cũng là lĩnh vực chiếm tỷ trọng giá trị vốn đầu tư tư nhân cao nhất trong 2021 và đứng thứ 3 trong nửa đầu năm 2022, với giá trị khoảng 105 triệu USD.

kinh tế kỹ thuật số Việt Nam

Ngoài ra, vốn đầu tư vào ngành thương mại điện tử nửa đầu năm 2022 là khoảng 230 triệu USD, trở thành ngành yêu thích của các nhà đầu tư, tiếp theo đó là dịch vụ truyền thông trực tuyến, ước tính 190 triệu USD.

Giá trị vốn đầu tư tư nhân trong nửa đầu năm 2022 của Việt Nam đạt 0,7 tỷ USD. Có thể thấy, hoạt động của các thương vụ đầu tư tư nhân tăng xấp xỉ 60%, nhưng giá trị của các thương vụ lại giảm một nửa so với cùng kỳ năm 2021. Điều này chứng tỏ nhà đầu tư có xu hướng trở nên thận trọng hơn khi rót vốn ở giai đoạn sau.

Việt Nam, Indonesia và Philippines có nhiều khả năng thu hút nhiều nhà đầu tư hơn trong dài hạn, được thúc đẩy bởi sự hiểu biết và sự sung túc về kỹ thuật số ngày càng cao. Đặc biệt hoạt động giao dịch đầu tư tại Việt Nam được kỳ vọng tăng trưởng đến 83% trong năm 2025-2030.

kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á
Tăng trưởng dự kiến trong hoạt đông đầu tư tại các quốc gia Đông Nam Á 2025-2030

Ở hầu hết các quốc gia Đông Nam Á, nền kinh tế kỹ thuật số dự kiến sẽ tăng trưởng nhanh chóng đến năm 2030. Riêng tốc độ tăng trưởng kép hàng năm dự tính của Việt Nam từ giờ đến 2025 là 31%, gấp hơn 2,5 lần tốc độ tăng trưởng GDP dự tính và dẫn đầu các quốc gia Đông Nam Á.

e-Conomy SEA là một chương trình nghiên cứu kéo dài nhiều năm do Google và Temasek triển khai vào năm 2016. Bain & Company đã tham gia chương trình với tư cách là đối tác nghiên cứu chính vào năm 2019. Nghiên cứu tận dụng insights của Temasek, phân tích của Bain, Google Xu hướng, các nghiên cứu, phỏng vấn chuyên gia, và các nguồn trong ngành để làm sáng tỏ nền kinh tế kỹ thuật số ở Đông Nam Á.

Xem thêm

Thị trường Thương mại điện tử đạt 16,4 tỷ USD

Thị trường Thương mại điện tử đạt 16,4 tỷ USD

Theo Bộ Công Thương, năm 2022, quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ Việt Nam ước đạt 16,4 tỷ USD, chiếm 7,5% doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của cả nước. Với tốc độ tăng trưởng 20%/năm.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…