Thương mại điện tử sẽ “bùng nổ” trên mạng xã hội vào năm 2023

Một trong những lĩnh vực kinh doanh lớn nhất của Trung Quốc vào năm 2023 được dự đoán sẽ là hiện tượng thương mại điện tử mạng xã hội.
mạng xã hội

TikTok, YouTube và Amazon.com là ba trong những công ty đang triển khai các tính năng kết hợp giữa mạng xã hội, chia sẻ thông tin và mua sắm trực tuyến. 

Có nhiều dữ liệu ban đầu cho thấy việc bán hàng qua mạng xã hội thực sự đem lại kết quả đáng chú ý, đặc biệt là tại thị trường Trung Quốc. Người xem thích tương tác với những người nổi tiếng và người có tầm ảnh hưởng, nhưng mục tiêu cuối cùng vẫn là nhấp chuột để mua sắm.

TikTok thuộc sở hữu của ByteDance đã thêm tính năng thương mại điện tử ở nhiều nước trên thế giới theo sau sự thành công của Douyin - ứng dụng Tiktok phiên bản Trung Quốc - nơi đã mang về tổng doanh thu bán hàng lên đến 119 tỷ USD vào năm 2021.

Trên Douyin, một sự kiện mua sắm trực tuyến (livestream) kéo dài hai giờ đã giúp một thương hiệu làm đẹp nhỏ tạo ra doanh thu tương đương với doanh số bán hàng trong một tuần tại cửa hàng hàng đầu của họ.

Những giai thoại như vậy từ quốc gia tỷ dân hiện đang là động lực để các phương tiện truyền thông xã hội phương Tây đẩy mạnh phát triển tính năng thương mại điện tử trên nền tảng của họ trong những năm tới. 

Amazon gần đây đã tiết lộ ưu đãi Inspire của riêng mình trên OnlyFans - một dịch vụ video nổi tiếng với nội dung trưởng thành - cũng cho phép người sáng tạo bán các mặt hàng được cá nhân hóa cho người đăng ký.

Doanh thu mua sắm trên mạng xã hội sẽ giúp bù đắp ngân sách tiếp thị bị thu hẹp. Theo cổng dữ liệu Statista, chi tiêu quảng cáo trên mạng xã hội của Hoa Kỳ, vốn tăng trưởng khoảng 30% một năm, sẽ giảm xuống mức trung bình khoảng 12% trong ba năm tới, chỉ đạt 114 tỷ USD vào năm 2025. Ngược lại, công ty tư vấn McKinsey dự đoán doanh số bán hàng thương mại điện tử trên mạng xã hội của Hoa Kỳ sẽ tăng 20% hàng năm trong cùng khoảng thời gian, lên 80 tỷ USD.

Không có gì là lạ khi xu hướng mua sắm này nhận được sự chú ý tích cực. Các nhà bán lẻ muốn thu hút và giữ chân người mua sắm trực tuyến. Với việc khách hàng có thể tìm hiểu thêm về các sản phẩm từ các luồng tương tác trực tiếp với thương hiệu, điều này sẽ làm giảm tình trạng đổi trả hàng - một khía cạnh tốn kém của ngành thương mại điện tử.

Tuy nhiên, không phải mọi sản phẩm đều phù hợp với phương tiện mạng xã hội. Mỹ phẩm hoạt động tốt hơn so với đồ điện tử. Các dịch vụ mạng xã hội cũng có thể gặp khó khăn trong việc tính thêm phí cho những người sáng tạo nội dung và nhà bán lẻ. Amazon và một số công ty khác hiện đang cung cấp các tính năng mua sắm mà không tính thêm phí, và rất có thể cuối cùng đối thủ lại trở thành khách hàng của họ. Trang nghiên cứu Pitchbook cho biết các nhà đầu tư mạo hiểm đã đầu tư 700 triệu USD vào các công ty khởi nghiệp như Firework cung cấp công nghệ như vậy cho các nhà bán lẻ truyền thống.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…