Nga nêu điều kiện để đối thoại về vũ khí hạt nhân với Mỹ

Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov tuyên bố việc rút các vũ khí hạt nhân chiến lược khỏi châu Âu là điều kiện tiên quyết để đối thoại về vũ khí hạt nhân giữa Nga và Mỹ.
Nga nêu điều kiện để đối thoại về vũ khí hạt nhân với Mỹ

Phát biểu tại Hội đồng Cố vấn Quốc tế thuộc Trung tâm Nghiên cứu Không phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt James Martin (CNS) của Viện Nghiên cứu Quốc tế tại Monterey (bang California), Đại sứ Antonov nêu rõ: "Điều kiện tiên quyết để thảo luận về các vũ khí hạt nhân phi chiến thuật là rút các đầu đạn loại này của Mỹ khỏi châu Âu về lãnh thổ quốc gia, loại bỏ cơ sở hạ tầng lưu trữ và bảo trì vũ khí, đồng thời chấm dứt các hoạt động chia sẻ hạt nhân của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)".

Đại sứ Antonov khẳng định Nga và Mỹ "vẫn tồn tại những bất đồng đáng kể về các vấn đề chủ chốt", ví dụ như phía Mỹ vẫn khăng khăng muốn mở rộng chế độ kiểm soát vũ khí hiện nay theo khuôn khổ Hiệp ước Cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (New START), bao gồm toàn bộ các loại vũ khí hạt nhân.

Hôm 13/10, Tổng thống Vladimir Putin khẳng định Nga sẵn sàng tham gia tiến trình đàm phán mang tính xây dựng về vấn đề kiểm soát vũ khí với Mỹ và Moskva không sử dụng các loại vũ khí tiên tiến để đe dọa bất cứ quốc gia nào.

New START là hiệp ước có tính ràng buộc pháp lý duy nhất còn lại về kiểm soát vũ khí hạt nhân giữa Nga và Mỹ - hai quốc gia vốn nắm giữ hơn 90% lượng vũ khí hạt nhân trên thế giới. Theo hiệp ước, kho vũ khí hạt nhân của mỗi nước chỉ được giới hạn ở mức 700 quả tên lửa đạn đạo liên lục địa, 1.550 đầu đạn hạt nhân và 800 bệ phóng. New START đã được thực thi từ năm 2011 và vào ngày 3/2 năm nay, Mỹ và Nga đã nhất trí gia hạn 5 năm hiệp ước New START, đến ngày 5/2/2026.

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...