Nga thử nghiệm thành công S-500, sẵn sàng phòng thủ Vũ trụ

Mở đầu chuỗi cuộc họp tại Sochi với lãnh đạo Bộ Quốc phòng và các lãnh đạo công nghiệp quốc phòng, Tổng thống Vladimir Putin cho biết, những cuộc thử nghiệm hệ thống tên lửa phòng không S-500 đã kết thúc thành công.

Trước đây, thứ trưởng Bộ Quốc phòng Alexei Krivoruchko đã nói, Lực lượng vũ trang Nga có kế hoạch nhận các hệ thống S-500 đầu tiên vào năm 2021, chuyển giao hàng loạt sẽ bắt đầu vào năm 2025.

Thông báo của tổng thống Nga là một thông tin có ý nghĩa quan trọng. Những phát biểu của Tổng tư lệnh tối cao các lực lượng vũ trang Nga và Thứ trưởng Bộ Quốc phòng giải thích lý do vì sao Tổng giám đốc của Almaz-Antey, Yan Novikov, trong diễn đàn trực tuyến “Marathon Novoye Znanie” (Marathon "Kiến thức mới") đã phát biểu về một chủ đề không liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Tập đoàn.

Phóng thử nghiệm hệ thống tên lửa phòng không - phòng thủ vũ trụ S-500
Phóng thử nghiệm hệ thống tên lửa phòng không - phòng thủ vũ trụ S-500

Tập đoàn Hệ thống Phòng không và Phòng thủ Vũ trụ Almaz-Antey nghiên cứu, thiết kế, phát triển và sản xuất hầu hết các hệ thống phòng không, phòng thủ tên lửa của Nga. S-500 Prometheus là sản phẩm trí tuệ và tinh thần của Almaz-Antey.

Tổng giám đốc Yan Novikov, khá bất ngờ khi đề cập đến chủ đề quân sự hóa không gian vũ trụ. Ông đưa ra một nhận xét, tàu vũ trụ sử dụng nhiều lần X-37B của Mỹ có thể được trang bị vũ khí hạt nhân.

Mỹ đã chế tạo sáu phương tiện bay này với những kích thước khác khác nhau. TASS dẫn nguồn thông tin đại chúng cho biết, “một phương tiện bay hiện đang ở trên quỹ đạo. Mỹ chính thức công bố, những phương tiện bay này được chế tạo phục vụ các mục đích khoa học và tình báo khác nhau".

Tổng giám đốc Almaz – Antey giải thích, theo ước tính, một phương tiện nhỏ có thể mang tới 3 đầu đạn hạt nhân, một phương tiện lớn có thể mang tới 6 đầu đạn hạt nhân. Trong tương lai gần Mỹ có thể có 8 tàu vũ trụ lớp X-37.

Phương tiện bay vũ trụ mà Novikov đề cập là tàu không gian bí mật nhất của Mỹ hiện nay. Boeing, phối hợp với NASA, chính thức bắt đầu chương trình phát triển X-37 vào năm 1999.

Sau khi thấy chương trình đang đi đúng hướng cần thiết. Ngày 13/9/2004, NASA chuyển giao quá trình phát triển tiếp theo của X-37 cho Lầu Năm Góc, trực tiếp là Cơ quan Quản lý Dự án Nghiên cứu Tiên tiến Quốc phòng (DARPA).

Chuyến bay vũ trụ đầu tiên của phương tiện bay không gian bắt đầu ngày 22/4/ 2010. Ngày 3/12/ 2010, X-37B thực hiện cuộc hạ cánh đêm trên đường băng Căn cứ Không quân Vandenberg ở California. Bánh xe càng hạ cánh bị nổ trong quá trình này. Những mảnh cao su văng ra gây hư hại nhẹ, không đáng kể cho phần thân dưới của tàu không gian.

Mặc dù có sự cố nhưng phương tiện bay không người lái này không lệch hướng, tiếp tục phanh giảm tốc và giữ chính xác giữa đường băng hạ cánh. Kết quả này cho thấy độ tin cậy rất cao của phương tiện khi X-37B đã bay 224 ngày trong không gian. Trong thời gian hoạt động trên quỹ đạo, thiết bị có bảy tổn thương vỏ ngoài do va chạm với các mảnh vỡ không gian.

Đường bay của X-37N, giống như một chiếc xe tăng không gian, theo hướng đã định, bất chấp các loại mảnh vụn. Điều này cho thấy mục đích quân sự rõ ràng của tàu con thoi không người lái là sẽ được sử dụng trong chiến tranh.

Ngày 17/5/2020, đã diễn vụ phóng sứ mệnh X-37B lần thứ sáu, và phương tiện này bay qua không phận nước Nga theo định kỳ ngày 25/5.

Liên Xô là quốc gia đầu tiên tạo ra tàu vũ trụ quân sự sử dụng nhiều lần, được gọi là Project Spiral. Hiện đang có nhiều nỗ lực để quay lại chương trình này. Nhà phát triển tàu con thoi "Buran" NPO "Molniya" đã lên chương trình chế tạo ra một tàu du hành vũ trụ mới cho các mục đích dân sự.

Theo như thông tin ban đầu, phương tiện bay mới sẽ phóng vào quỹ đạo trong năm năm tới. Bản mô phỏng kích thước đầy đủ của một tàu vũ trụ quỹ đạo đầy đã được giới thiệu tại một cuộc trưng bày diễn đàn quân sự-kỹ thuật Army-2020. Nhưng hiện nay, Mỹ đang dẫn trước cả Nga và Trung Quốc về phương tiện bay vũ trụ có thể mang theo vũ khí chiến lược.

Hiện tại, Hiệp ước về các nguyên tắc điều chỉnh Hành động của các quốc gia trong Thăm dò và Khai thác không gian vũ trụ, bao gồm cả Mặt trăng và các thiên thể khác đang có hiệu lực. Năm 1967, Mỹ, Anh và Liên Xô đã ký kết hiệp ước này.

Hiện nay có 110 quốc gia đang tham gia Hiệp ước. Một trong những điều khoản quan trọng của Hiệp ước là cấm triển khai vũ khí hạt nhân hoặc bất kỳ vũ khí hủy diệt nào khác trên quỹ đạo Trái đất.

Nhưng theo lệ thường, các Hiệp ước quốc tế này không bao giờ là trở ngại đối với Lầu Năm Góc.

Như vậy, ý nghĩa các cuộc thử nghiệm thành công của S-500 Prometheus là gì? S-500 là một hệ thống tên lửa phòng không di động, kết hợp tính năng kỹ chiến thuật của phòng không và phòng thủ tên lửa.

Theo thần thoại cổ đại, Titan Prometheus bảo vệ con người khỏi những hành động bừa bãi của các vị thần. Với ý nghĩa đó, S-500 Prometheus sẽ bảo vệ Nga một cách đáng tin cậy chống lại những hành vi của các thế lực nước ngoài.

S-500 được trang bị nhiều loại tên lửa. Loại mạnh nhất, có tên gọi là "Nudol". Tên lửa này có thể bắn hạ cả các vật thể không gian.

Hệ thống X-37B của Mỹ hoạt động trên độ cao từ 200 đến 750 km. Ở quỹ đạo cao, phương tiện bay trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Trong tình huống phóng tên lửa hạt nhân, tàu vũ trụ sẽ hạ xuống quỹ đạo có độ cao 200 km và thấp hơn.

Ở độ cao lớn, lực lượng phòng thủ vũ trụ Nga sẽ theo dõi chặt chẽ X-37B. Trong tình huống chiến tranh, tên lửa Nudol của hệ thống S-500 Prometheus sẽ tiêu diệt các phương tiện bay vũ trụ mang đầu đạn hạt nhân trên quỹ đạo phóng đạn.

Phát biểu của Tổng giám đốc Almaz-Antey trong diễn đàn Marathon Tri thức mới, cho thấy rằng Ngành công nghiệp Quốc phòng Nga đang theo dõi chặt chẽ những nỗ lực quân sự hóa không gian của Mỹ, và đưa ra các giải pháp kỹ thuật để vô hiệu hóa mối đe dọa này.

Rõ ràng, mục tiêu chính của S-500 Prometheus sẽ là tàu con thoi X-37B hoặc các phương tiện bay vũ trụ khác, nếu vũ khí hạt nhân có thể có trên những phương tiện bay này.

Có thể bạn quan tâm

Danh hiệu tỷ phú giàu nhất Trung Quốc gọi tên “cha đẻ” TikTok Zhang Yiming

Danh hiệu tỷ phú giàu nhất Trung Quốc gọi tên “cha đẻ” TikTok Zhang Yiming

Với khối tài sản 49,3 tỷ USD, nhà sáng lập Bytedance Zhang Yiming lần đầu tiên giành danh hiệu người đàn ông giàu nhất Trung Quốc. Đồng thời, báo cáo từ Hurun cũng cho thấy sự thay đổi trong cơ cấu tỷ phú tại quốc gia tỷ dân, với các doanh nhân công nghệ và năng lượng mới đang dần chiếm ưu thế…

10 quốc gia nghèo nhất thế giới năm 2024

10 quốc gia nghèo nhất thế giới năm 2024

Các quốc gia nghèo nhất thế giới từ lâu đã phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng do xung đột, thiên tai và tình trạng kinh tế suy thoái. Dù sở hữu tài nguyên phong phú, nhưng nhiều nơi vẫn không thể thoát khỏi cảnh nghèo đói và hàng triệu người dân phải sống dưới mức tối thiểu…

Nvidia và Apple tranh giành ngôi vị công ty giá trị nhất thế giới

Nvidia và Apple tranh giành ngôi vị công ty giá trị nhất thế giới

Nvidia có thời điểm đã vượt qua Apple để trở thành công ty giá trị nhất thế giới khi nhu cầu mạnh mẽ đối với chip AI đã đưa vốn hóa của hãng chạm mốc 3,53 nghìn tỷ USD. Trong khi Nvidia liên tục tăng trưởng mạnh, Apple lại đối mặt với khó khăn khi doanh số iPhone suy giảm tại Trung Quốc…

Bùng nổ dịch vụ xin nghỉ việc hộ tại Nhật Bản

Bùng nổ dịch vụ xin nghỉ việc hộ tại Nhật Bản

Ngày càng có nhiều người trẻ Nhật Bản tìm đến các “agency” để tìm kiếm sự hỗ trợ khi muốn rời bỏ công việc của mình. Xu hướng này đánh dấu một bước ngoặt lớn đối với những quy chuẩn truyền thống trong văn hóa làm việc khắt khe của xứ sở mặt trời mọc…

HSBC tái cơ cấu, bổ nhiệm nữ CFO đầu tiên trong lịch sử

HSBC tái cơ cấu, bổ nhiệm nữ CFO đầu tiên trong lịch sử

Ngân hàng HSBC đã bổ nhiệm nữ Giám đốc Tài chính đầu tiên trong lịch sử 159 năm hoạt động. Cùng với đó, ngân hàng cũng công bố một cuộc cải cách cơ cấu lớn, thành lập các đơn vị kinh doanh mới nhằm tối ưu hóa và nâng cao tính năng động trong bối cảnh thị trường tài chính có nhiều đang thay đổi…

Halloween “đắng” khi giá ca cao leo thang

Halloween “đắng” khi giá ca cao leo thang

Trong bối cảnh nguồn cung khan hiếm và giá ca cao leo lên các ngưỡng cao kỷ lục, nhiều nhà sản xuất bánh kẹo đang buộc phải điều chỉnh lại chất lượng sản phẩm và tìm kiếm các giải pháp thay thế cho mùa Halloween năm nay…

Siêu start-up Trung Quốc Pony AI xin niêm yết IPO tại Mỹ

Siêu start-up Trung Quốc Pony AI xin niêm yết IPO tại Mỹ

Công ty robotaxi Trung Quốc Pony AI đã nộp hồ sơ IPO tại Mỹ. Đây được xem là một bước tiến quan trọng trong bối cảnh các công ty Trung Quốc dần quay lại thị trường chứng khoán Mỹ sau thời gian gặp gián đoạn…

Cuộc đua Nhà Trắng: Tương lai ngành xe điện Mỹ và ván cược tỷ đô từ Hàn Quốc

Cuộc đua Nhà Trắng: Tương lai ngành xe điện Mỹ và ván cược tỷ đô từ Hàn Quốc

Cuộc tranh cử tổng thống Mỹ đang làm dấy lên các tranh luận về tương lai của ngành công nghiệp xe điện. Trong đó, Hàn Quốc lo ngại rằng hàng tỷ USD của họ có thể gặp rủi ro khi những thay đổi chính sách có thể ảnh hưởng đến hàng loạt dự án và ưu đãi mà các doanh nghiệp nước này đang hưởng lợi…

"Giới siêu giàu" đang được định nghĩa lại?

Định nghĩa "Giới siêu giàu" đã thay đổi

Với sự gia tăng nhanh chóng của các tỷ phú đã khiến người ta bắt đầu phải tìm kiếm một định nghĩa mới - phù hợp hơn để miêu tả chính xác thế nào là "Giới siêu giàu".