Ngân hàng ADB Việt Nam có Giám đốc Quốc gia mới

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã công bố bổ nhiệm Giám đốc Quốc gia ADB mới tại Việt Nam...

Theo đó, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã bổ nhiệm ông Shantanu Chakraborty, người Ấn Độ, làm Giám đốc Quốc gia mới tại Việt Nam. Ông Chakraborty là người kế nhiệm ông Andrew Jeffries, người đã kết thúc nhiệm kỳ Giám đốc Quốc gia vào ngày 27/4.

Ông Chakraborty sẽ lãnh đạo các hoạt động của ADB tại Việt Nam, đại diện cho ngân hàng trong đối thoại chính sách và thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ của ngân hàng với chính phủ và các bên hữu quan khác.

Ngoài ra, ông sẽ giám sát việc triển khai chiến lược đối tác quốc gia cho Việt Nam giai đoạn năm 2023 đến 2026, tập trung vào sự chuyển dịch của Việt Nam sang nền kinh tế xanh, khai thác tiềm lực của khu vực tư nhân.

Bên cạnh đó, vị Giám đốc Quốc gia mới cho biết, trong 30 năm qua, Ngân hàng ADB là một đối tác tin cậy của Chính phủ và người dân Việt Nam. ADB đang tiếp tục hỗ trợ dưới hình thức cho vay và ngoài khoản vay để thúc đẩy tăng trưởng xanh, đồng đều và nền kinh tế do khu vực tư nhân dẫn dắt tại Việt Nam, đồng thời xây dựng nền tảng cho quốc gia đạt được mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập trung bình cao vào năm 2023.

ngân hàng ADB
Ông Shantanu Chakraborty là Giám đốc Quốc gia mới tại Việt Nam

Được biết, ông Chakraborty mang quốc tịch Ấn Độ, có bằng thạc sĩ quản lý tại Học viện Quản lý Ấn Độ; bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh về tài chính của Trường Kinh doanh Stern thuộc Đại học New York và bằng kỹ sư của Viện Công nghệ và Khoa học Birla, Pilani ở Ấn Độ.

Trước khi gia nhập ADB, ông Chakraborty đã có gần 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính dự án và ngân hàng đầu tư ở Ấn Độ (ngân hàng ICICI) và Hoa Kỳ (bao gồm ngân hàng UBS Warburg và ngân hàng Landesbank Hessen Thuringen).

Vào tuần trước, Ngân hàng ADB đã công bố Triển vọng Phát triển Châu Á tháng 7/2023 (Asian Development Outlook - ADO), trong đó hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2023 từ 6,5% xuống còn 5,8%, và từ mức 6,8% xuống còn 6,2% trong năm 2024.

Theo ADB, nhu cầu bên ngoài yếu tiếp tục gây áp lực lên sản xuất công nghiệp và chế biến chế tạo, trong khi các điều kiện trong nước dự kiến sẽ được cải thiện. Lạm phát của Việt Nam được dự báo sẽ chậm lại ở mức 4% trong năm 2023 và 2024.

Trước đó, một số tổ chức cũng hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm nay sau khi Tổng cục Thống kê công bố GDP quý 2 và 6 tháng đầu năm 2023 tăng trưởng ở mức thấp, tương ứng 4,14% và 3,72%.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...