Ngân hàng nào có lãi suất tiết kiệm cao nhất năm 2022?

Để hút khách cho một năm mới, ngay từ đầu tháng 1, nhiều ngân hàng điều chỉnh lãi suất tiết kiệm và đã tung chương trình khuyến mãi trước Tết Nguyên đán với biên độ 0,1-0,32% một năm cho kỳ hạn 12 tháng.

Điều đáng chú ý, lần này, ngoài các nhà băng nhỏ, đợt điều chỉnh lãi suất còn có sự tham gia của ngân hàng vốn hóa lớn.

Theo đó, biểu lãi suất tiết kiệm tại quầy Sacombank điều chỉnh tăng khoảng 0,2 điểm % - 0,3 điểm % so với tháng cuối cùng của năm 2021.

Cũng điều chỉnh tăng từ 0,7%/ năm, lãi suất trong tháng 1 của OceanBank biến động ở một số kỳ hạn. Cụ thể, kỳ hạn 1 tháng và 2 tháng lên 3,6%/năm, các kỳ hạn dưới 6 tháng còn lại nhỉnh hơn ở mức 3,7%/năm. Với các khoản tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng, ngân hàng tăng 0,7 điểm % lên 6%/năm; các kỳ hạn 12 tháng và 13 tháng ở mức 6,55%/năm và 6,4%/năm.

Ngay từ tháng 1, nhiều ngân hàng đã tung ra các chương trình khuyến mãi và điều chỉnh lãi suất tiết kiệm. (Ảnh: Int)
Ngay từ tháng 1, nhiều ngân hàng đã tung ra các chương trình khuyến mãi và điều chỉnh lãi suất tiết kiệm. (Ảnh: Int)

Tương tự, biểu lãi suất áp dụng từ ngày 10/1 tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) được cộng thêm từ 0,1 điểm % - 0,3 điểm % so với trước điều chỉnh. Hiện, biểu lãi suất tiết kiệm dành thông thường cho khách hàng cá nhân gửi tiền tiết kiệm tại quầy của SCB dao động từ 4%/năm đến 7%/năm, lĩnh lãi cuối kỳ.

Techcombank và NamABank cũng điều chỉnh tăng 0,1 điểm % cho lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại quầy ở một số kỳ hạn.

Tại VPBank, lãi suất kỳ hạn 12 tháng tăng 0,2-0,7% lên 5-6%/năm, áp dụng cho phân khúc khách hàng cá nhân gửi trực tiếp tại quầy, nhận lãi cuối kỳ. Với tiết kiệm online, lãi suất cao nhất là 6,5%/năm tăng 0,3 điểm %, áp dụng cho các khoản gửi từ 50 tỷ đồng, kỳ hạn 36 tháng...

Về bảng xếp hạng lãi suất cao nhất tháng 1/2022, hiện tại SCB là nhà băng đang áp dụng mức lãi suất tiết kiệm cao nhất kể từ 10/1 là 7,6%/năm. Để được hưởng mức lãi suất này, khách hàng phải gửi tiết kiệm từ 500 tỷ đồng trở lên, kỳ hạn 13 tháng.

Tiếp theo là ACB và Techcombank, lãi suất tiết kiệm cao nhất áp dụng tại 2 nhà bằng này là 7,1%/năm. 

Với 4 "ông lớn" ngân hàng TMCP Nhà nước là Agribank, BIDV, Vietcombank, VietinBank vẫn giữ nguyên lãi suất huy động trong 3 tháng trở lại đây và tiếp tục là những ngân hàng có lãi suất thấp nhất hệ thống.

Ngoài ra, nhân dịp Tết Nguyên đán, một số ngân hàng như GPBank, VietBank tung chương trình khuyến mãi cho khách hàng gửi tiết kiệm như tặng quà hiện vật, lượt quay trúng tiền mặt...

Thông thường, trước Tết Nguyên đán, các ngân hàng sẽ điều chỉnh tăng lãi suất tiết kiệm. Vì thời gian này, người dân và doanh nghiệp thường rút tiền để chi tiêu, mua sắm, trả lương thưởng cho người lao động... Do đó, các ngân hàng phải đưa ra những chính sách hấp dẫn về lãi suất hay khuyến mãi để hút lại nguồn vốn.

Công ty CP Chứng khoán VNDirect dự báo, lãi suất tiết kiệm trong năm 2022 sẽ tăng 0,3-0,5 điểm %. Nhu cầu huy động vốn tăng dựa trên tín dụng tăng và áp lực lạm phát cộng thêm sự cạnh tranh từ các kênh đầu tư hấp dẫn khác như bất động sản và chứng khoán có thể khiến lãi suất đi lên.

Theo Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), mặt bằng lãi suất năm nay khó giảm thêm so với cuối năm trước và nhiều khả năng tăng nhẹ trở lại quanh 0,25-0,5 điểm %, nhất là trong nửa cuối của năm.

Không chỉ lãi suất huy động tại các ngân hàng thương mại điều chỉnh tăng, tuần qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thông qua hoạt động OMO đã bơm thanh khoản gián tiếp thông qua hoạt động mua ngoại tệ, khi đây là cận Tết được coi là cao điểm kiều hối dồn về tạo cung ngoại tệ lớn.

Dự báo về lãi suất trong thời gian tới, chuyên gia SSI nhận định: “Để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, chúng tôi ước tính NHNN sẽ duy trì quan điểm chính sách tiền tệ phù hợp trong năm 2022, với lãi suất có thể sẽ biến động trong biên độ hẹp nếu không có áp lực lạm phát bất ngờ (CPI năm 2022 là 4%). 

Do lãi suất huy động kỳ hạn 6 tháng dưới 4% và lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng dao động trong khoảng 4,4% -5,0% tại ngân hàng thương mại nhà nước (4,5% -5,2% tại ngân hàng thương mại cổ phần), chúng tôi ước tính lãi suất huy động sẽ tăng khoảng 20-25 bps trong năm 2022 tại các ngân hàng lớn. Mức độ tăng lãi suất sẽ cao hơn tại các ngân hàng vốn có bảng cân đối kế toán kém lành mạnh hơn và tệp khách hàng gửi tiền yếu hơn nhiều".

Kết quả cuộc điều tra xu hướng tín dụng của các tổ chức tín dụng trong tháng 12.2021 cho thấy các tổ chức tín dụng kỳ vọng nhu cầu tín dụng tiếp tục cải thiện trong quý I/2022 và cả năm 2022, trong đó nhóm ngành chế biến chế tạo, kinh doanh xuất nhập khẩu, mua nhà để ở, sản xuất phân phối điện và xây dựng là 5 lĩnh vực có nhu cầu vay tăng cao nhất trong năm 2022, phù hợp với kỳ vọng nền kinh tế phục hồi.

Xem thêm

Ngân hàng Thế giới: Năm 2022 GDP Việt Nam đạt 5,5%

Ngân hàng Thế giới: Năm 2022 GDP Việt Nam đạt 5,5%

Kinh tế Việt Nam sẽ tăng tốc trong năm 2022 với tăng trưởng GDP dự báo đạt 5,5%. Đây là nhận định của Ngân hàng Thế giới (WB) tại buổi Báo cáo điểm lại cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam công bố ngày 13/1.

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Khảo sát đầu tháng 11 cho thấy, biểu lãi suất huy động được ngân hàng ACB tiếp tục duy trì ổn định tại tất cả các kỳ hạn. Do đó, khung lãi suất hiện đang dao động trong khoảng 2,3 – 4,5%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Sang tháng mới, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Qua so sánh, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank trong tháng này được duy trì ổn định so với cùng kỳ. Do đó, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Theo khảo sát mới nhất, khung lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp không có sự thay đổi so với tháng trước. Qua so sánh, 4,7%/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...