Ngân hàng Nhà nước đề nghị "luật hoá" chính sách riêng về xử lý nợ xấu

Ngân hàng Nhà nước đề nghị luật hoá các chính sách quy định tại Nghị quyết 42/2017/QH14 để tiếp tục triển khai, áp dụng trong xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
Ngân hàng Nhà nước đề nghị "luật hoá" chính sách riêng về xử lý nợ xấu

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có báo cáo gửi đến các ủy ban của Quốc hội phục vụ quá trình thẩm tra về tình hình, kinh tế xã hội, trong đó đề nghị luật hoá các chính sách quy định tại Nghị quyết 42/2017/QH14 để tiếp tục triển khai, áp dụng trong xử lý nợ xấu của các tổ chức tính dụng (TCTD), theo hướng ban hành 1 luật riêng quy định về xử lý nợ xấu.

Theo Báo cáo nêu trên của NHNN, trước tình hình phức tạp của dịch Covid-19, NHNN đã chỉ đạo các TCTD đánh giá thực trạng nợ xấu để xây dựng kế hoạch xử lý nợ xấu bảo đảm phù hợp với diễn biến dịch bệnh; đồng thời tiếp tục nâng cao chất lượng tài sản, kiểm soát chất lượng tín dụng, hạn chế phát sinh nợ xấu mới; tự xử lý nợ xấu bằng các biện pháp đôn đốc khách hàng trả nợ; bán, phát mại tài sản bảo đảm của khoản nợ; bán nợ theo cơ chế thị trường; sử dụng dự phòng rủi ro...

Lãnh đạo NHNN báo cáo, trước khi có Nghị quyết 42, nợ xấu của toàn hệ thống các TCTD chủ yếu được xử lý bằng dự phòng rủi ro, các biện pháp xử lý nợ xấu thông qua xử lý (tài sản bảo đảm) TSBĐ và khách hàng trả nợ còn chưa cao. Tuy nhiên, kể từ khi Nghị quyết 42 có hiệu lực từ 15-8-2017 đến 30-6-2021, xử lý nợ xấu nội bảng xác định theo Nghị quyết 42 cao hơn nhiều tỷ trọng nợ xấu được xử lý do khách hàng tự trả nợ/tổng nợ xấu đã xử lý trung bình năm từ 2012-2017 là khoảng 22,8%.

Trong quá trình triển khai quy định liên quan đến xử lý nợ xấu có một số khó khăn vướng mắc về khuôn khổ pháp lý như hành lang pháp lý cho hoạt động xử lý nợ xấu đã hình thành đã được quy định rải rác tại nhiều văn bản và chưa có luật về xử lý nợ xấu.

Việc thực hiện thứ tự ưu tiên về thanh toán khi xử lý TSBĐ theo quy định tại Nghị quyết 42; việc thu giữ TSBĐ; áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản và xử lý TSBĐ; việc hoàn trả vật chứng; công tác phối hợp trong hoạt động thi hành án dân sự... cũng có những vướng mắc.

Vì thế, NHNN đề xuất một số nội dung dự kiến đưa vào Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2022 (phần liên quan đến lĩnh vực ngân hàng). Đó là, Chính phủ báo cáo Quốc hội về việc luật hoá các chính sách quy định tại Nghị quyết 42/2017/QH14 để tiếp tục triển khai, áp dụng trong xử lý nợ xấu của các TCTD, theo hướng ban hành 1 luật riêng quy định về xử lý nợ xấu.

Bố trí nguồn vốn xử lý các khoản nợ xấu liên quan đến nợ đọng trong xây dựng cơ bản có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước Trung ương, địa phương, nợ xấu cho vay theo các chương trình dự án, chỉ định của Chính phủ; phương án xử lý dứt điểm các khoản nợ xấu của các doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là những khoản nợ xấu không có khả năng thu hồi và phải sử dụng ngân sách nhà nước để xử lý.

NHNN còn đề nghị bố trí, cấp vốn, bổ sung vốn cho các ngân hàng thương mại do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ để cải thiện, nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo đủ mức vốn tự có theo chuẩn an toàn vốn của Basel II.

Tại báo cáo, NHNN khẳng định sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp phù hợp, kịp thời theo thẩm quyền để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 và tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh.

Xem thêm

Nợ xấu ngân hàng (Bài 2): Đâu là nguyên nhân?

Nợ xấu ngân hàng (Bài 2): Đâu là nguyên nhân?

Bên cạnh yếu tố khách quan là sự không ổn định tình hình chính trị, kinh tế trên thế giới, chịu ảnh hưởng do đại dịch toàn cầu thì nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nợ xấu ở các ngân hàng do là sự quản lý yếu kém từ chính các ngân hàng.

Có thể bạn quan tâm

Tỷ giá giảm sâu, Kho bạc Nhà nước muốn mua thêm 100 triệu USD

Tỷ giá giảm sâu, Kho bạc Nhà nước muốn mua thêm 100 triệu USD

Kho bạc Nhà nước chào mua ngoại tệ trong bối cảnh tỷ giá USD/VND tiếp đà giảm sâu. Đây là lần thứ ba trong năm 2024 cơ quan này thông báo mua ngoại tệ từ các ngân hàng thương mại. Trước đó, Kho bạc Nhà nước đã chào mua tối đa 150 triệu USD vào ngày 5/9 và 100 triệu USD vào ngày 22/5...

Ngân hàng Nhà nước: Miễn giảm lãi suất, đẩy mạnh vay mới khôi phục sản xuất sau cơn bão số 3

Ngân hàng Nhà nước: Miễn giảm lãi suất, đẩy mạnh vay mới khôi phục sản xuất sau cơn bão số 3

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng tổng hợp thiệt hại của khách hàng vay vốn để kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn như: cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, tiếp tục cho vay mới khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão theo các quy định hiện hành...

Bức tranh tổng quan ngành ngân hàng và triển vọng tăng trưởng năm 2024

Bức tranh tổng quan ngành ngân hàng và triển vọng tăng trưởng năm 2024

Sự phục hồi của nền kinh tế sẽ tiếp tục đẩy nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp tăng cao để mở rộng sản xuất, và đồng thời kích thích tiêu dùng của người dân. Do đó, tăng trưởng tín dụng năm 2024 hoàn toàn có thể đạt 14% - 15%, tiệm cận mức mục tiêu của Chính phủ đề ra...

Ngân hàng “hốt bạc” nhờ kinh doanh chứng khoán

Ngân hàng “hốt bạc” nhờ kinh doanh chứng khoán

Khảo sát từ báo cáo tài chính bán niên năm 2024 tại các ngân hàng thương mại cổ phần cho thấy, rất nhiều nhà băng thu về lãi lớn nhờ hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh tăng trưởng cao…