Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức đối thoại trực tiếp, gỡ khó cho doanh nghiệp trong tháng 2/2023

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có công văn yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố; các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tiếp tục đẩy mạnh triển khai chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp tại các địa phương.
Hội nghị đối thoại sẽ được tổ chức theo hình thức phù hợp với từng địa phương để trao đổi trực tiếp giữa ngân hàng và doanh nghiệp
Hội nghị đối thoại sẽ được tổ chức theo hình thức phù hợp với từng địa phương để trao đổi trực tiếp giữa ngân hàng và doanh nghiệp

Mục tiêu của hội nghị đối thoại này là hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng; triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của ngành ngân hàng năm 2023 theo Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 17/01/2023 của Ngân hàng Nhà nước.

Cụ thể, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố triển khai tổ chức Hội nghị kết nối Ngân hàng – Doanh nghiệp trên địa bàn trong tháng 02/2023 theo hình thức phù hợp để đối thoại trực tiếp giữa ngân hàng với khách hàng; nắm bắt các khó khăn vướng mắc liên quan đến việc tiếp cận vốn vay ngân hàng để kịp thời xử lý, tháo gỡ.

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh chủ động phối hợp với Sở Kế hoạch & Đầu tư, các Sở, ban, ngành và hiệp hội có liên quan tại địa phương rà soát tình hình tiếp cận vốn vay của các doanh nghiệp; nắm rõ thông tin về các doanh nghiệp không tiếp cận được vốn vay ở ngân hàng nào (doanh nghiệp không đủ điều kiện hay ngân hàng không cho vay) và nguyên nhân không tiếp cận được.

Các nội dung về khó khăn của doanh nghiệp phải được thông tin công khai và làm rõ tại Hội nghị kết nối Ngân hàng – doanh nghiệp của địa phương.

Đồng thời, phía chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại các địa phương sẽ lập đường dây nóng để tiếp nhận phản ánh, kiến nghị (điện thoại, email) của người dân, doanh nghiệp; yêu cầu các ngân hàng thương mại trên địa bàn có trách nhiệm xử lý, trả lời người dân, doanh nghiệp và báo cáo kết quả xử lý về chi nhánh Ngân hàng Nhà nước để tổng hợp gửi về Ngân hàng Nhà nước (qua Vụ Truyền thông) đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước. 

Ngân hàng Nhà nước tại các địa phương sẽ cáo kết quả triển khai các nội dung trên về Ngân hàng Nhà nước (qua Vụ Tín dụng các ngành kinh tế) trước ngày 28/02/2023 để tổng hợp, báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Phía các tổ chức tín dụng tiếp tục đẩy mạnh triển khai có hiệu quả các nội dung kết nối ngân hàng - doanh nghiệp theo chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đồng thời chỉ đạo các chi nhánh của tổ chức tín dụng tham gia đầy đủ các Hội nghị kết nối Ngân hàng – Doanh nghiệp tại địa phương; đăng ký với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh về các chương trình tín dụng ngay từ đầu năm; chủ động làm việc trực tiếp với khách hàng nhằm tháo gỡ khó khăn trong quan hệ tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng theo đúng quy định của pháp luật.

Phía các tổ chức tín dụng cũng phải thành lập đường dây nóng để tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của người dân và doanh nghiệp; yêu cầu các chi nhánh tổ chức tín dụng có trách nhiệm xử lý, trả lời rõ ràng về ý kiến đối với việc cấp tín dụng cho từng trường hợp cụ thể; chủ động, kịp thời xử lý khó khăn, vướng mắc trong hệ thống; báo cáo chính quyền địa phương, Ngân hàng Nhà nước, các bộ, ngành liên quan về các khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền; đề xuất, kiến nghị trong quá trình triển khai thực hiện.

Xem thêm

Chính sách mới về vay vốn xây, mua nhà năm 2022

Chính sách mới về vay vốn xây, mua nhà năm 2022

Chỉ được vay tối đa 500 triệu đồng để xây nhà, được vay đến 25 năm để xây mới nhà ở, được vay lãi suất 4,8%/năm để mua nhà… đây là một số điểm mới được áp dụng từ ngày 20/01/2022.

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...