Ngân hàng SCB: 5 năm không chia cổ tức

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) tiếp tục không chia cổ tức năm thứ 5 liên tiếp để giữ lại nguồn lợi nhuận và do ngân hàng đang tái cơ cấu không được chia cổ tức. Kể từ khi hợp nhất, đến giờ cổ đông SCB v
Ngân hàng SCB: 5 năm không chia cổ tức

Ngày 18/4, SCB đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) thường niên năm 2017, trong đó, đã thông qua nhiều nội dung quan trọng gồm: kết quả kinh doanh năm 2016 và kế hoạch năm nay, phương án phân phối lợi nhuận, bầu nhân sự HĐQT và Ban kiểm soát nhiệm kỳ mới…

Báo cáo với cổ đông, ông Võ Tấn Hoàng Văn, thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc SCB đánh giá sự tăng trưởng tích cực về kết quả kinh doanh trong 5 năm qua. Song lợi nhuận vẫn còn khiêm tốn so ngân hàng phải trích lập tới 6.638 tỷ đồng dự phòng cho giai đoạn 2012 – 2016 (trong đó trích lập trái phiếu VAMC là 3.369 tỷ đồng).

Năm 2016, lợi nhuận trước thuế của SCB đạt 136 tỷ đồng, tăng 22,75% so với năm trước và chỉ đạt 74,3% kế hoạch năm. Do đó, SCB tiếp tục không chia cổ tức.

Chia sẻ với tâm tư của cổ đông không có cổ tức, ông Võ Tấn Hoàng Văn giải thích: “Cổ tức là ngân hàng không được chia, Nhà nước quy định trong quá trình tái cấu trúc, ngân hàng cần tăng cường năng lực tài chính, lợi nhuận để lại và không chia cổ tức song quyền lợi của cổ đông vẫn được đảm bảo. SCB vẫn còn 500 tỷ đồng lợi nhuận lũy kế chưa phân phối. Nếu NHNN chỉ đạo tăng vốn hay chia thì chúng tôi sẽ thực hiện theo”.

Dù vậy, ông Văn cho hay, với khoảng 4.000 cổ đông của ngân hàng nếu cổ đông nào đăng ký tài khoản tại SCB sẽ có ngay 1 triệu đồng trong tài khoản như món quà “động viên” của SCB dành cho cổ đông năm nay.

Sau 5 năm hoạt động kể từ khi hợp nhất 3 ngân hàng (Tín Nghĩa, Đệ Nhất, SCB ), ngân hàng SCB đã có sự tăng trưởng khả quan, ổn định bộ máy, nâng cao năng lực tài chính, làm ăn có lãi… Hoạt động xử lý nợ xấu, kiểm soát chất lượng tín dụng hiệu quả hơn khi tỷ lệ nợ xấu giảm từ 7,25% đầu năm 2012 xuống còn 0,68% vào cuối năm 2016.

Báo cáo cho thấy, tính đến 31/12/2016, giá trị tổng tài sản (hợp nhất) của SCB đạt 361 nghìn tỷ đồng, tăng 20,09% so với hồi đầu năm 2012 và hiện đứng thứ 5 trong hệ thống về quy mô tổng tài sản. Như vậy, trong giai đoạn 2012-2016, tổng tài sản của SCB tăng trưởng bình quân 20% mỗi năm.

Giai đoạn tái cơ cấu, SCB đã được Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ cho vay tái cấp vốn 19 nghìn tỷ đồng để chống đỡ thanh khoản, đến nay, SCB đã tất toán toàn bộ dư nợ vay tái cấp vốn cho Ngân hàng Nhà nước. Đến cuối 2016, số dư vay Ngân hàng Nhà nước còn 5.633 tỷ đồng so với đầu năm 2012 là 18.134 tỷ đồng, đây là khoản SCB tận dụng nguồn vốn giá rẻ để bổ sung thanh khoản và hỗ trợ nguồn vốn kinh doanh.

SCB cũng đã hoàn trả toàn bộ các khoản vay hỗ trợ thanh khoản trên liên ngân hàng vào cuối năm 2013 và hoàn tất phương án cơ cấu nợ thị trường 2 (liên ngân hàng).

Năm 2017, SCB SCB sẽ tiếp tục thực hiện chiến lược tái cơ cấu giai đoạn 2015 – 2019. Cụ thể, theo kế hoạch tái cơ cấu SCB giai đoạn 2015 – 2019 được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.

Mục tiêu ngân hàng sẽ tăng vốn điều lệ thêm 1.705 tỷ đồng lên mức 16.000 tỷ đồng năm nay và năm 2019 đạt 18.000 tỷ đồng. Tổng dư nợ tín dụng dự kiến 251.234 tỷ đồng, tăng 14%. Huy động thị trường 2 dự kiến 40.902 tỷ đồng, tăng gần 37%. Dự phòng rủi ro tín dụng dự kiến 2.658 tỷ đồng, tăng gần 26% và thu hồi 1.500 tỷ đồng nợ xấu.

SCB dự kiến lợi nhuận trước thuế dự kiến 171 tỷ đồng, tăng gần 26% so với năm 2016.

ĐHCĐ cũng đã bầu 7 thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2017-2022 bao gồm:

1- Ông Đinh Văn Thành – Chủ tịch HĐQT

2- Ông Henry Sun Ka Ziang – Phó Chủ tịch HĐQT

3- Ông Tạ Chiêu Trung – Phó Chủ tịch HĐQT

4- Ông Chiêm Minh Dũng – Thành viên HĐQT

5- Ông Võ Tấn Hoàng Văn– Thành viên HĐQT

6- Bà Nguyễn Thị Phương Loan – Thành viên HĐQT

7- Ông Nguyễn Tiến Thành– Thành viên HĐQT độc lập

Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2017 – 2022:

1- Bà Phạm Thu Phong – Trưởng BKS

2- Bà Võ Thị Mười– Thành viên BKS chuyên trách

3- Ông Trần Chấn Nam – Thành viên BKS chuyên trách

4- Ông Vũ Mạnh Tường– Thành viên BKS chuyên trách

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...