Ngành lâm sản và thuỷ sản được giảm lãi suất cho vay từ 1-2%/năm

Đã có 12 ngân hàng đăng ký tham gia chương trình giảm lãi suất cho vay đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản với mô tín dụng khoảng 15.000 tỷ đồng.
Ngành lâm sản và thuỷ sản được giảm lãi suất cho vay từ 1-2%/năm

Ngày 14/7/2023, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam “Nghiên cứu, đề xuất gói tín dụng 10.000 tỷ đồng để hỗ trợ cho doanh nghiệp ngành sản xuất, chế biến Lâm sản và Thủy sản”; trên cơ sở ý kiến thống nhất và các văn bản đăng ký tham gia của các Ngân hàng thương mại; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Văn bản 5631/NHNN-TD, hướng dẫn ngân hàng thương mại triển khai Chương trình tín dụng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản.

Theo đó, đối tượng vay vốn là khách hàng có dự án/phương án phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh lĩnh vực lâm sản, thủy sản.

Lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam và sẽ thấp hơn tối thiểu từ 1%-2%/năm so với mức lãi suất cho vay bình quân cùng kỳ hạn (ngắn hạn; trung, dài hạn) của chính ngân hàng cho vay áp dụng trong từng thời kỳ.

Về quy mô tín dụng của Chương trình khoảng 15.000 tỷ đồng (cao hơn dự kiến đặt ra gói 10.000 tỷ đồng). Thời gian triển khai đến hết ngày 30/6/2024.

Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại theo thẩm quyền thực hiện miễn, giảm các loại phí dịch vụ đối với khách hàng tham gia chương trình này, phù hợp với quy định pháp luật và quy mô hoạt động của ngân hàng.

Chương trình được thực hiện bằng nguồn vốn tự huy động của các ngân hàng và thực hiện cho vay theo cơ chế thương mại thông thường. Đến nay đã có 12 ngân hàng thương mại đã đăng ký tham gia chương trình: Agribank, BIDV, VietinBank, Vietcombank, LPBank, Sacombank, MB, ACB, Nam A Bank, OCB, Eximbank, SHB.

Như vậy, cùng với các giải pháp về tiền tệ, tín dụng, lãi suất đã và đang triển khai thời gian qua, việc triển khai Chương trình cho vay đối với lĩnh vực Lâm sản, Thủy sản tiếp tục thể hiện tinh thần đồng hành của ngành ngân hàng trong việc hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, phù hợp với chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ sản xuất kinh doanh và thúc đẩy các động lực tăng trưởng của nền kinh tế.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Cơn sốt đầu tư: Những "cỗ máy in tiền" đánh bại vàng

Cơn sốt đầu tư: Những "cỗ máy in tiền" đánh bại vàng

Bước sang năm 2025, giá vàng chứng kiến một cơn sốt mới khi tăng tới 17%, thu hút sự quan tâm đặc biệt từ giới đầu tư. Tuy nhiên, trên sàn chứng khoán Việt Nam, các mã cổ phiếu thuộc nhóm khoáng sản, năng lượng lại trở thành ngôi sao thực sự, vượt xa lãi suất của vàng với mức tăng kỷ lục...

Sau BCG, đến lượt cổ phiếu "Tiên phong" gánh hạn

Sau BCG, đến lượt cổ phiếu "Tiên phong" gánh hạn

Khủng hoảng trái phiếu doanh nghiệp đã kích hoạt hiệu ứng domino, khiến cổ phiếu TPB và ORS lao dốc do loạt thông tin tiêu cực về Helios, Bamboo Capital và R&H Group, những tổ chức có liên hệ chặt chẽ với nhau...

Nỗi lo suy thoái bao trùm Phố Wall

Chứng khoán Mỹ tràn sắc xanh sau cuộc họp Fed

Chứng khoán Mỹ tăng điểm vào thứ Tư sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) giữ nguyên lãi suất. Cả Fed và Phố Wall đều đang theo dõi tác động từ các chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump đối với nền kinh tế và lạm phát…

Cổ phiếu Hoa Sen lao dốc sau lời tự vấn của Chủ tịch Vũ

Cổ phiếu Hoa Sen lao dốc sau lời tự vấn của Chủ tịch Vũ

Cổ phiếu HSG giảm mạnh sau phát biểu của Chủ tịch Lê Phước Vũ, gây hoang mang cho nhà đầu tư, dù ông khẳng định Hoa Sen vẫn vững vàng. Tình huống này gợi nhớ cú sốc của Hòa Phát khi Chủ tịch Trần Đình Long tuyên bố về khó khăn ngành thép, khiến cổ phiếu HPG lao dốc...