Nghiên cứu khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 – Thủ đô Hà Nội 66.500 tỷ đồng

Thời gian thực hiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 – vùng Thủ đô Hà Nội được xác định là từ năm 2020 đến 2022.
Nghiên cứu khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 – Thủ đô Hà Nội 66.500 tỷ đồng

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải vừa ký quyết định giao Ban quản lý dự án 2 tiến hành tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 – vùng Thủ đô Hà Nội.

Thời gian thực hiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 – vùng Thủ đô Hà Nội được xác định là từ năm 2020 đến 2022.

Theo Quyết định số 1278/QĐ-TTg ngày 29/7/2011 của Thủ tướng về phê duyệt quy hoạch chi tiết đường Vành đai 4, tuyến đường này chiều dài 98 km, quy mô cao tốc 6 làn xe, kinh phí đầu tư khoảng 66.500 tỷ đồng.

Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, ODA và quỹ đất của các địa phương có tuyến đường đi qua. Các tuyến vành đai được tách thành các dự án độc lập theo từng địa phương. UBND tỉnh/thành phố lập dự án, huy động vốn đầu tư và là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nếu đầu tư theo hình thức PPP.

Tuyến đường được kỳ vọng giảm tải cho hệ thống giao thông hướng tâm Hà Nội; kết nối mạng lưới giao thông liên vùng, liên tỉnh, tạo bước phát triển đột phá về phát triển kinh tế - xã hội, đô thị, dịch vụ, công nghiệp cho các địa phương trong Vùng thủ đô.

Đến nay, mới chỉ có TP. Hà Nội lập đề xuất đầu tư các dự án thành phần theo hình thức BT nhưng chưa phê duyệt đề xuất đầu tư (dài 53,52km); các đoạn tuyến còn lại qua tỉnh Hưng Yên (19km), tỉnh Bắc Ninh (21km) chưa lập đề xuất đầu tư dự án.

Bộ GTVT yêu cầu Ban quản lý dự án 2 tiếp thu ý kiến, phối hợp với các địa phương triển khai dự án và bảo đảm quyền hợp pháp của các chủ đầu tư tại các dự án thành phần trước đây.

Trước đó, để bảo đảm thống nhất, đồng bộ tiến độ triển khai các tuyến đường vành đai, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Định Dũng đồng ý với đồng ý với kiến nghị của Bộ GTVT đối với đường Vành đai 4 và Vành đai 5 vùng Thủ đô Hà Nội về việc giao Bộ GTVT chủ trì triển khai lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (mỗi vành đai vùng là 1 dự án quan trọng quốc gia) trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư và triển khai thực hiện đầu tư.

Mới đây, UBND TP. Hà Nội kiến nghị Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét ban hành cơ chế, chính sách có tính đặc thù riêng trong huy động vốn, kêu gọi đầu tư, thủ tục đầu tư để Bộ GTVT và UBND các tỉnh, thành phố có tuyến đường vành đai 4, vành đai 5 đi qua tổ chức triển khai đầu tư. Hà Nội cũng đề xuất Bộ GTVT chủ trì nghiên cứu, thực hiện triển khai đầu tư toàn bộ tuyến đường vành đai 5 kết nối tám tỉnh, thành phố trong Vùng Thủ đô, trong đó đoạn qua Hà Nội dài 48 km để bảo đảm tính kết nối đồng bộ trên toàn tuyến.

Ðối với tuyến đường vành đai 4 được Hà Nội xác định là một trong những công trình giao thông quan trọng, tập trung kêu gọi đầu tư.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

“Soi” hàng tồn kho của các ông lớn ngành địa ốc

“Soi” hàng tồn kho của các ông lớn ngành địa ốc

Trong bối cảnh tồn kho tiếp tục "chất chồng", các chủ đầu tư được dự báo sẽ mạnh tay hơn với các gói bán hàng ưu đãi, từ hỗ trợ lãi suất, cam kết thuê lại đến chiết khấu sâu cho người mua thanh toán sớm…

Phối cảnh dự án khu dân cư 7/5

Novaland thắng kiện doanh nghiệp Hàn Quốc ở dự án nghìn tỷ

Sau khi thắng kiện SCID trong tranh chấp dự án 11.300 tỷ đồng tại thành phố Thủ Đức, Tập đoàn Novaland lại tiếp tục thắng kiện Taekwang Vina, công ty có vốn góp của Hàn Quốc tại dự án Khu dân cư 7/5 có tổng mức đầu tư gần 10.000 tỷ đồng…