Nguyên nhân nào dẫn đến giá đất tăng trong 2 năm qua?

Theo đại diện Bộ Xây dựng, nguồn cung nhà ở trong nước ngày càng suy kiệt và các chính sách mới phần nào tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp tạo ra “sóng” đầu tư mới… đây là nguyên nhân giá nhà đất tại Việt Nam tăng trong 2 năm qua.
Nguồn cung nhà ở trong nước ngày càng suy kiệt và các chính sách mới phần nào tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp tạo ra “sóng” đầu tư mới đã khiến giá nhà đất tăng cao. (Ảnh: Int)
Nguồn cung nhà ở trong nước ngày càng suy kiệt và các chính sách mới phần nào tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp tạo ra “sóng” đầu tư mới đã khiến giá nhà đất tăng cao. (Ảnh: Int)

Mới đây, trong buổi họp báo tổng kết ngành xây dựng năm 2021, ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết, trong giai đoạn năm 20218 - 2019, thị trường bất động sản có xu hướng đi xuống. Tuy nhiên, kể từ năm 2020 cho tới nay, bất chấp các tác động của đại dịch COVID-19, giá nhà ở trong nước đang tăng trở lại.

Cụ thể, qua tính toán của Bộ Xây dựng, trong giai đoạn 2020 - 2021, giá căn hộ cao cấp chỉ tăng 0,5%. Trong khi đó, giá căn hộ trung cấp tăng 23%, đất khu công nghiệp tăng 20%, đất nền tăng 3% - 5%. Một số địa phương như TP.HCM có thông tin quy hoạch địa phương, hoặc có thêm các dự án hạ tầng lớn, đất nền có thể tăng tới 10%.

Theo ông Khởi, có rất nhiều nguyên nhân khiến giá đất, giá nhà tại Việt Nam tăng trong 2 năm qua.

Thứ nhất, nguồn cung nhà ở trong nước ngày suy kiệt. Đặc biệt, 2 năm gần đây, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 khiến nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng tiến độ ra mắt các dự án mới.

“Trong khi đó, nhu cầu mua nhà hiện vẫn còn rất lớn, nhu cầu đầu tư cũng ngày càng tăng. Trước hiện tượng thiếu cung, thừa cầu, giá nhà ở tăng là điều đương nhiên. Việc giá nhà ở tăng do thiếu cung là xu hướng chung”, ông Khởi khẳng định.

Thứ hai, 2 năm qua, Chính phủ cùng các Bộ, ngành đã ban hành nhiều chính sách mới, như Luật Xây dựng, Luật Đầu tư, các Nghị định, Thông tư về Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản. Các chính sách mới đã một phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, từ đó tạo ra “sóng” đầu tư mới.

Nhằm kìm cương đà tăng của giá nhà, giá đất, cũng như tăng nguồn cung nhà ở trong thời gian tới, Bộ Xây dựng đang hoàn thiện các nghiên cứu, báo cáo về hàng loạt giải pháp nhằm tăng nguồn cung nhà ở xã hội, hoặc các dự án nhà ở thương mại bình dân, giá rẻ. Tuy nhiên, để thông qua các giải pháp này, ông Khởi cho biết cần phải thông qua Quốc hội cho phép.

“Sắp tới, chúng tôi sẽ có những cơ chế mới, tăng nguồn cung nhà ở xã hội như sửa đổi và tháo gỡ các nút thắt chính sách, như sửa đổi Luật Nhà ở, phối hợp với các ngành liên quan sửa đổi Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản”, ông Khởi nói.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

“Soi” hàng tồn kho của các ông lớn ngành địa ốc

“Soi” hàng tồn kho của các ông lớn ngành địa ốc

Trong bối cảnh tồn kho tiếp tục "chất chồng", các chủ đầu tư được dự báo sẽ mạnh tay hơn với các gói bán hàng ưu đãi, từ hỗ trợ lãi suất, cam kết thuê lại đến chiết khấu sâu cho người mua thanh toán sớm…

Phối cảnh dự án khu dân cư 7/5

Novaland thắng kiện doanh nghiệp Hàn Quốc ở dự án nghìn tỷ

Sau khi thắng kiện SCID trong tranh chấp dự án 11.300 tỷ đồng tại thành phố Thủ Đức, Tập đoàn Novaland lại tiếp tục thắng kiện Taekwang Vina, công ty có vốn góp của Hàn Quốc tại dự án Khu dân cư 7/5 có tổng mức đầu tư gần 10.000 tỷ đồng…