Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 64,9 tỷ đồng trên UPCoM trong tháng 1/2023

Thị trường UPCoM tháng 1/2023 ghi nhận khối lượng giao dịch bình quân đạt xấp xỉ 36,82 triệu cổ phiếu/phiên, giảm 23,07% so với tháng 12/2022...
Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 64,9 tỷ đồng trên UPCoM trong tháng 1/2023

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cho biết, thị trường UPCoM tháng 1/2023 có diễn biến giao dịch kém sôi động với thanh khoản giảm đáng kể. Khối lượng giao dịch bình quân đạt xấp xỉ 36,82 triệu cổ phiếu/phiên, giảm 23,07% so với tháng 12/2022, đồng thời giá trị giao dịch bình quân đạt hơn 462 tỷ đồng/phiên, giảm 23,36%.

Phiên giao dịch ngày 6/1/2023 được ghi nhận là phiên có khối lượng giao dịch cao nhất với 58,02 triệu cổ phiếu được giao dịch, và cũng là phiên giao dịch có giá trị giao dịch cao nhất, đạt hơn 823 tỷ đồng.

Chỉ số UPCoM-Index có xu hướng đi ngang trong hai tuần đầu của tháng và tăng mạnh trong hai tuần cuối tháng, đóng cửa phiên giao dịch cuối tháng 1/2023 đạt 75,84 điểm, tăng 3,5% so với cuối tháng 12/2022. Đồng thời, đây cũng là phiên giao dịch có chỉ số UPCoM-Index cao nhất tháng.

Phiên giao dịch có chỉ số thấp nhất tháng đạt 72,09 điểm thuộc về ngày 13/1/2023.

Về biến động giá cổ phiếu, tăng giá mạnh nhất trong tháng 1 là mã chứng khoán TVA của Công ty Cổ phần Sứ Viglacera Thanh Trì với giá đóng cửa cuối kỳ đạt 15.900 đồng, tăng 98,75% so với cuối tháng trước. Tiếp theo là CTW của Công ty Cổ phần Cấp thoát nước Cần Thơ với giá đóng cửa đạt 30.500 đồng, tăng 94,27% so với cuối tháng trước.

Ngoài ra trong nhóm những mã chứng khoán tăng giá mạnh nhất còn có cổ phiếu YBC của Công ty Cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái, PRO của Công ty Cổ phần Procimex Việt Nam, VCX của Công ty Cổ phần Xi măng Yên Bình.

Khối lượng cổ phiếu giao dịch

Về khối lượng giao dịch, 5 cổ phiếu được giao dịch nhiều nhất trong tháng là BSR, C4G, SBS, VHG, VAB với khối lượng giao dịch lần lượt là 154 triệu, 48 triệu, 30 triệu, 25 triệu, và 20 triệu cổ phiếu.

Tháng 1/2023, giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài cũng giảm so với tháng 12/2022, với tổng khối lượng giao dịch đạt 16,79 triệu cổ phiếu, giá trị giao dịch đạt hơn 412 tỷ đồng. Trong đó, giá trị mua vào đạt 238 tỷ đồng và bán ra 173 tỷ đồng, tính chung trong tháng 1/2023, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng xấp xỉ 64,95 tỷ đồng, giảm 86,65% so với giá trị mua ròng trong tháng 12/2022.

Các cổ phiếu được nhà đầu tư nước ngoài mua nhiều nhất là BSR, VEA, QNS, ACV, OIL. Các cổ phiếu nhà đầu tư nước ngoài bán nhiều nhất là VTP, VEA, ACV, OIL, DPS. Trong khi đó, các công ty chứng khoán giao dịch tự doanh đạt 162,5 tỷ đồng, giảm hơn 80% so với tháng 12/2022 trong đó mua vào 98,6 tỷ đồng, bán ra 63,8 tỷ đồng.

Thị trường UPCoM trong tháng 1 đón nhận thêm 5 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh mới và có 2 doanh nghiệp hủy đăng ký kinh doanh. Tại thời điểm cuối tháng 1/2023, tổng số doanh nghiệp đăng ký giao dịch trên thị trường đạt 859 doanh nghiệp, giá trị đăng ký giao dịch đạt hơn 400 nghìn tỷ đồng.

Giá trị vốn hóa thị trường tại ngày 31/1/2023 đạt 1.004,77 nghìn tỷ đồng, tăng 4,7% so với cuối tháng trước.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Đồng USD mạnh lên có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam để quay lại thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc chiết khấu định giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương tự như những gì xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump...

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Mặc dù xu hướng trung hạn đang là đi ngang nhưng xu hướng ngắn hạn vẫn tiếp tục nghiêng về chiều giảm. Nhà đầu tư được khuyến nghị chỉ duy trì một vị thế nắm giữ ở mức an toàn và tránh các quyết định mua đuổi giá trong các nhịp hồi phục...