Nhà đầu tư vẫn chờ báo cáo lạm phát, chứng khoán Mỹ leo dần lên đỉnh tháng

Các chỉ số chính đóng cửa trái chiều vào 29/11 nhưng vẫn trên đà đạt được mức tăng lớn vào tháng 11 trong bối cảnh thị trường lạc quan rằng nền kinh tế tránh được suy thoái và việc cắt giảm lãi suất sẽ diễn ra vào đầu năm tới…

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE)
Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE)

Kết thúc phiên 29/11, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones nhích nhẹ 13,44 điểm (+0,04%) lên 35.430,42, S&P 500 mất 4,31 điểm (-0,09%) xuống còn 4.550,58 điểm và Nasdaq Composite giảm 23,27 điểm (-0,16%) ở mức 14.258,49 điểm.

Trong số 11 lĩnh vực chính của S&P 500, bất động sản và tài chính ghi nhận mức tăng phần trăm lớn nhất, trong khi dịch vụ truyền thông giảm 1,1%.

Ở các diễn biến riêng lẻ, cổ phiếu của Humana Inc và Cigna Group lần lượt giảm 5,5% và 8,1% sau khi có nguồn tin tiết lộ rằng hai công ty bảo hiểm y tế đang đàm phán để hợp nhất.

General Motors tăng 9,4% khi sản xuất ô tô công bố chi tiết kế hoạch triển khai chương trình mua lại cổ phiếu cấp tốc trị giá 10 tỷ USD và tăng cổ tức hàng quý thêm 33% vào năm tới. Cổ phiếu Ford Motor Co cũng thêm 2,1%.

NetApp leo 14,6% sau khi nền tảng quản lý dữ liệu tăng dự báo lợi nhuận hàng năm.

Cổ phiếu Dollar Tree tăng hơn 4% dù nhà bán lẻ này cắt giảm dự báo doanh thu cả năm nhưng cho biết đang xem xét lại hoạt động kinh doanh Family Dollar của mình.

Khối lượng giao dịch trên các sàn chứng khoán Mỹ là 11,42 tỷ cổ phiếu, cao hơn so với mức trung bình 10,45 tỷ cổ phiếu trong 20 ngày giao dịch vừa qua.

Bất chấp hoạt động có phần yếu ớt của các chỉ số trong ba phiên vừa qua, tháng 11 vẫn là một tháng ấn tượng. Chỉ số Dow Jones và S&P đang trên đà đạt mức tăng lần lượt khoảng 8% và 7% trong tháng, còn Nasdaq đang hướng tới mức tăng 11%.

Tim Ghriskey, chiến lược gia danh mục đầu tư cấp cao Ingalls & Snyder cho biết: “Thị trường đã có lợi nhuận khổng lồ, vì vậy chắc chắn sẽ có hoạt động chốt lời và tái định vị”.

Ngược lại với ý kiến của Chủ tịch Fed khu vực Richmond Thomas Barkin, Thống đốc Fed Christopher Waller đã đưa ra lời trấn an cho thị trường rằng Fed có thể đã đi đến cuối chu kỳ tăng lãi suất. Ông Waller gợi ý về khả năng cắt giảm lãi suất trong thời gian tới để tạo ra một cuộc “hạ cánh mềm” và tránh khỏi suy thoái kinh tế.

Tương tự, Chủ tịch Fed Cleveland Loretta Mester một lần nữa khẳng định lại sự cần thiết của ngân hàng trung ương Mỹ trong việc duy trì phản ứng nhanh nhẹn trước dữ liệu kinh tế.

Trước đó trong phiên, Bộ Thương mại Mỹ đã điều chỉnh tăng ước tính ban đầu về GDP quý 3, điều này nhấn mạnh khả năng phục hồi kinh tế của Mỹ nhưng dường như cũng khiến Fed không có mấy lý do để bắt đầu cắt giảm lãi suất trong tương lai gần, nhất là khi lạm phát vẫn nằm trên mục tiêu 2%.

Báo cáo Beige Book của Fed, cung cấp bức tranh tổng thể về nền kinh tế Mỹ theo từng khu vực, cho thấy hoạt động kinh tế đã chậm lại một cách khiêm tốn dưới chính sách tiền tệ hạn chế của ngân hàng trung ương.

Trên thị trường năng lượng, giá dầu tiếp tục tăng hơn 1 USD/thùng vào 29/11 khi các nhà đầu tư tập trung sự chú ý vào kế hoạch cắt giảm nguồn cung mới từ OPEC+.

Hợp đồng tương lai dầu Brent tăng 1,42 USD, tương đương 1,7%, đạt 83,10 USD/thùng, trong khi giá dầu thô WTI của Mỹ tăng 1,45 USD, tương đương 1,9%, đạt 77,86 USD/thùng.

Các thành viên của OPEC+, bao gồm Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh như Nga, sẽ tổ chức một cuộc họp chính sách vào 30/11. Các cuộc đàm phán trước cuộc họp đang tập trung vào vấn đề cắt giảm bổ sung, mặc dù các chi tiết vẫn chưa được thống nhất.

Một báo cáo truyền thông khác trước đó cho biết mức cắt giảm có thể lên tới 1 triệu thùng mỗi ngày.

“Mọi sự chú ý đều đổ dồn vào cuộc họp ngày 30/11 của OPEC và ngay cả các chi tiết nhỏ cũng sẽ rất quan trọng”, nhà phân tích Stewart Glickman của CFRA đánh giá.

Có thể bạn quan tâm