Bất chấp những tuyên bố trái chiều từ Fed, chứng khoán Mỹ vẫn kết thúc trong sắc xanh

Chứng khoán Mỹ kết thúc với mức tăng khiêm tốn vào 28/11 khi các nhà đầu tư phân tích những nhận xét mâu thuẫn từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), trong khi dữ liệu tiêu dùng lạc quan mang lại một số động lực…

Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE)
Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE)

Kết thúc phiên 28/11, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 83,51 điểm (+0,24%) lên 35.416,98 điểm, S&P 500 nhích 4,46 điểm (+0,10%) ở mức 4.554,89 điểm và Nasdaq Composite thêm 40,73 điểm (+0,29%) thành 14.281,76 điểm.

8 trong số 11 lĩnh vực chính của S&P 500 đóng cửa trong vùng tích cực, với ngành tiêu dùng tùy ý có mức tăng phần trăm lớn nhất. Ngược lại, chăm sóc sức khỏe chịu mức giảm phần trăm lớn nhất trong ngày.

Ở các diễn biến riêng lẻ, cổ phiếu Boeing tăng 1,4% sau khi RBC Capital Markets nâng hạng cổ phiếu này từ “hiệu suất ngành" lên “khả quan”.

Cổ phiếu niêm yết tại Mỹ của công ty thương mại điện tử Trung Quốc PDD Holdings cũng leo 18,1% nhờ kết quả doanh thu vượt ước tính.

Affirm Holdings tiếp tục tăng thêm 11,5%, kéo dài mức tăng của từ ngày đầu tuần khi tính năng thanh toán “mua trước, trả sau” của công ty được người tiêu dùng yêu thích trong dịp mua sắm Cyber Monday.

Cổ phiếu của nhà sản xuất chip Micron Technology giảm 1,8% sau thông báo từ ban điều hành rằng dự kiến chi phí hoạt động quý đầu tiên sẽ cao hơn dự đoán trước đó.

Khối lượng giao dịch trên các sàn chứng khoán của Mỹ là 10,03 tỷ cổ phiếu, thấp hơn so với mức trung bình 10,41 tỷ cổ phiếu trong 20 ngày giao dịch vừa qua.

“Ngay cả những vận động viên chạy marathon cũng phải tạm nghỉ để hít thở và uống nước. Điều đó không có nghĩa là cuộc đua đã kết thúc. Đây là một tháng 11 rất sôi động và các nhà đầu tư có mọi lý do để lạc quan vào cuối năm”, ông Oliver Pursche, phó chủ tịch cấp cao của Wealthspire Advisors đánh giá.

Những người tham gia thị trường hiện đang xem xét kỹ lưỡng nhận xét từ các nhà hoạch định chính sách trước cuộc họp vào tháng 12 của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC).

Thống đốc Fed Christopher Waller cho biết ông ngày càng tin tưởng rằng mức lãi suất chính sách hiện tại của ngân hàng trung ương Mỹ là đã đủ hạn chế, Ông Waller thậm chí còn nhắc tới khả năng cắt giảm lãi suất trong những tháng tới nếu lạm phát tiếp tục giảm gần hơn với mục tiêu 2% của Fed.

Chủ tịch Fed Chicago Austan Goolsbee ca ngợi tiến bộ trong việc giảm lạm phát với tốc độ chưa từng thấy kể từ những năm 1950.

Mặt khác, nhận xét từ Thống đốc Fed Michelle Bowman lại cho thấy có thể cần phải tăng lãi suất một lần nữa để kiềm chế lạm phát một cách kịp thời.

“Các thông điệp trái chiều từ Fed là chuyện khá bình thường và nó xảy ra mỗi khi Fed gần kết thúc một chu kỳ”, ông Oliver Pursche lưu ý thêm.

Theo công cụ FedWatch của CME, các thị trường tài chính đã đặt cược 98,9% khả năng FOMC sẽ giữ lãi suất mục tiêu của quỹ Fed ở mức 5,25% - 5,50% sau cuộc họp tháng tới.

Mùa mua sắm quan trọng trong dịp nghỉ lễ cuối năm đã chuyển sang giai đoạn cao trào, với dữ liệu khảo sát từ Liên đoàn Bán lẻ Quốc gia Mỹ cho thấy người tiêu dùng có kế hoạch chi tiêu thêm khoảng 5% trong năm nay. Điều đó tương đồng với dữ liệu về niềm tin người tiêu dùng của Conference Board được công bố vào đầu ngày 28/11 với mức tăng bất ngờ do các kỳ vọng ngắn hạn được cải thiện.

Cuối tuần này, Bộ Thương mại Mỹ sẽ công bố ước tính thứ hai về GDP quý 3 và báo cáo Chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) trên phạm vi rộng, bao gồm thu nhập, chi tiêu và quan trọng nhất là lạm phát.

Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng vọt khoảng 2% vào 28/11 do có khả năng OPEC+ sẽ gia hạn hoặc tăng cường cắt giảm nguồn cung, trong khi sản lượng dầu của Kazakhstan giảm vì biến động thời tiết và đồng USD suy yếu.

Hợp đồng tương lai dầu Brent thêm 1,70 USD, tương đương 2,1%, ở mức 81,68 USD/thùng. Dầu thô WTI của Mỹ tăng 1,55 USD, tương đương 2,1%, đạt mức 76,41 USD/thùng.

OPEC+, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh bao gồm Nga, sẽ tổ chức một cuộc họp cấp bộ trưởng trực tuyến vào 30/11 để thảo luận về các mục tiêu sản xuất năm 2024.

Thị trường đã chao đảo vào tuần trước khi OPEC+ lùi ngày tổ chức cuộc họp nhằm giải quyết những khác biệt về mục tiêu sản xuất của các nhà sản xuất châu Phi.

Walt Chancellor, chiến lược gia năng lượng tại Macquarie, lưu ý trong một ghi chú: “Chúng tôi tin rằng trọng tâm chính của thị trường hiện xoay quanh việc Arab Saudi tiếp tục cắt giảm tự nguyện thêm 1 triệu thùng mỗi ngày”.

Dầu cũng nhận được sự hỗ trợ từ việc đồng USD yếu, dự kiến tồn kho dầu thô của Mỹ giảm và sản lượng của Kazakhstan đi xuống vì bão.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Mặc dù xu hướng trung hạn đang là đi ngang nhưng xu hướng ngắn hạn vẫn tiếp tục nghiêng về chiều giảm. Nhà đầu tư được khuyến nghị chỉ duy trì một vị thế nắm giữ ở mức an toàn và tránh các quyết định mua đuổi giá trong các nhịp hồi phục...

Chứng khoán Mỹ chưa dứt đà tăng, giá dầu sụt giảm

Chứng khoán Mỹ chưa dứt đà tăng, giá dầu sụt giảm

Ba chỉ số chính của Phố Wall đã ghi nhận mức đóng cửa kỷ lục vào thứ Hai, được thúc đẩy bởi các cổ phiếu dự kiến sẽ hưởng lợi từ chính sách tài chính tiềm năng của Tổng thống đắc cử Donald Trump….

Thị trường chứng khoán trong ngắn hạn sẽ có các nhịp hồi phục chậm rãi

Thị trường chứng khoán trong ngắn hạn sẽ có các nhịp hồi phục chậm rãi

Thị trường trong ngắn hạn sẽ có thể tiếp tục các nhịp hồi phục chậm rãi. Nhà đầu tư cần theo sát diễn biến tỷ giá USD/VND và các động thái của Ngân hàng nhà nước trong thời gian tới để xác định xu hướng của thị trường trong ngắn hạn và nhận biết các dấu hiệu hồi phục chắc chắn hơn...

Chọn lọc cổ phiếu có vận động đi lên với dòng tiền tham gia mạnh để giải ngân

Chọn lọc cổ phiếu có vận động đi lên với dòng tiền tham gia mạnh để giải ngân

Nhà đầu tư nên tiếp tục chốt lời ngắn hạn khi đã đạt mục tiêu, chọn lọc những cổ phiếu có vận động đi lên với dòng tiền tham gia mạnh mẽ để giải ngân. Duy trì tỷ trọng ở mức vừa phải và hạn chế mua đuổi ở vùng giá cao, chủ động theo dõi diến biến thị trường để kịp cơ cấu lại danh mục...

S&P 500 phá mốc kỷ lục 6.000 điểm, giá dầu sụt mạnh

S&P 500 phá mốc kỷ lục 6.000 điểm, giá dầu sụt mạnh

Chỉ số S&P 500 đã có thời điểm vượt qua mốc 6.000 điểm và sau đó kết thúc tuần với mức tăng phần trăm lớn nhất trong một năm khi chiến thắng của ông Donald Trump và khả năng đảng Cộng hòa giành quyền kiểm soát Quốc hội đã mang đến kỳ vọng về những chính sách kinh doanh thuận lợi…

Diễn biến thị trường chứng khoán trong ngày 6/11

Tránh việc FOMO mua đuổi sau nhịp bật tăng

Theo khuyến nghị của công ty chứng khoán, nhà đầu tư cần thận trọng tránh việc FOMO mua đuổi, chờ nhịp chỉnh để VN-Index kiểm tra lại ngưỡng hỗ trợ 1.250 điểm mới mở vị thế mua mới, ưu tiên nhóm cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp đang được hưởng lợi...