Nhà máy giấy tỷ đô đe dọa ĐBSCL

Nhà máy giấy Lee&Man sắp đi vào hoạt động tại tỉnh Hậu Giang đang bị dư luận phản ứng mạnh mẽ. Nhiều người hoài nghi về cam kết xử lý nước thải của nhà đầu tư và lo lắng con sông Hậu sẽ trở thành
Nhà máy giấy tỷ đô đe dọa ĐBSCL

“Nuôi cá được tới đâu hay tới đó”

Ngày 28.6, phóng viên Dân Việt đã về huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang  nơi đặt nhà máy giấy Lee&Man để tìm hiểu và được biết, nhiều hộ dân nuôi cá nơi đây hiện đang rất hoang mang, lo lắng về môi trường nước sẽ bị ô nhiễm.

Gặp phóng viên, ông Mai Hoàng Thông (ngụ ấp Phú Xuân, thị trấn Mái Dầm) phản ánh: Dự án nhà máy giấy đã được triển khai xây dựng gần bè nuôi cá của ông và nhiều hộ lân cận nhưng nhiều năm chưa có một tổ chức, cá nhân nào đến tham vấn về vấn đề xả thải của nhà máy giấy này.

“Tôi đang nuôi 2 bè cá điêu hồng dưới sông Mái Dầm một nhánh nhỏ của sông Hậu, với tổng đầu tư trên 500 triệu đồng. Tôi không hiểu nhiều về nhà máy giấy nhưng tôi rất lo nếu nó gây tác động đến môi trường, ảnh hưởng nguồn nước vùng nuôi. Chúng tôi chỉ biết nuôi tới đâu hay tới đó, khi nào không nuôi được nữa sẽ nghỉ, chứ biết làm sao bây giờ” – chỉ tay về hướng nhà máy giấy tâm trạng ông Thông đầy bồi hồi, lo lắng. Nhà máy giấy tỷ đô đe dọa ĐBSCL ảnh 1 Khu vực bè cá của ông Quang nằm cạnh nhà máy giấy Còn ông Bùi Văn Quang, ngụ cùng ấp Phú Xuân bộc bạch: Nguồn thu nhập chính của gia đình tôi nhờ 2 bè cá điêu hồng trên sông Mái Dầm và hiện  gia đình đang nợ ngân hàng khoảng 100 triệu đồng. Vì vậy, nếu nhà máy không xử lý nước thải tốt, ảnh hưởng đến nguồn nước, cá chết thì cuộc sống của gia đình tôi sẽ xem như rơi vào ngõ cụt.

“Đã có nhiều bài học từ việc những dòng sông bị ô nhiễm trên cả nước vì phát triển công nghiệp. Nước thải không được xử lý tốt, khi ra sông Hậu, nó sẽ ảnh hưởng rất to lớn, hơn nhiều lần so với vụ cá chết ở miền Trung. Vì nguồn lợi thuỷ sản ở ĐBSCL gấp nhiều lần so với đồng bằng sông Hồng và chiếm khoảng 50% sản lượng thuỷ sản cả nước” – ông Nguyễn Văn Đạt – người dân nuôi cá tra ở cù lao Tân Lộc, quận Thốt Nốt, TP.Cần Thơ nói.

Đe dọa môi trường sống đồng bằng

Sông Hậu kéo dài từ thị xã Châu Đốc (tỉnh An Giang) đến tỉnh Sóc Trăng, là con sông huyết mạch của vùng ĐBSCL.  Con sông này chịu ảnh hưởng của thuỷ triều, nếu nhiễm hoá chất từ nhà máy giấy, vào mùa lũ, lượng hoá chất này sẽ bị đẩy ra biển, tác động đến thủy sản biển, còn trong mùa khô sẽ bị đẩy lên tận Campuchia.

Là nơi chịu ảnh hưởng nhiều nhất và trực tiếp bởi dự án nhà máy giấy, ông Trần Quang Hành – Trưởng Phòng NNPTNT huyện Châu Thành cho biết: “Khi nhà máy giấy đi vào hoạt động, mình rất lo vì nếu xử lý không tốt sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nước, ảnh hưởng đến phát triển thủy sản và đời sống của người dân. Hơn nữa, nếu xả thải gây ô nhiễm thì không thể khắc phục một ngày một bữa được, bà con sẽ bị ảnh hưởng rất lâu dài”.

“Nếu nhà máy giấy xả thải loại A thì sẽ tốt thôi, không việc gì. Tuy nhiên, cần phải được kiểm tra hết sức nghiêm ngặt, để không đạt cho ra môi trường thì không nên. Vùng nuôi đang chịu tác động xấu của biến đổi khí hậu, nếu xảy ra sự cố ngoài ý muốn về môi tường từ nhà máy giấy thì vùng quy hoạch nuôi cá da trơn vốn được triển khai theo quy hoạch chung của ĐBSCL… thì chết luôn” – ông Phạm Văn Đồng – Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Hậu Giang nói đầy vẻ lo lắng.

Liên quan đến nỗi lo từ việc xả thải của Nhà máy giấy Lee&Man, ông Lê Chí Bình – Phó chủ tịch Hiệp hội nghề cá tỉnh An Giang – Uỷ viên Ban thường trực Hiệp hội Nghề cá Việt Nam cho biết:  Người dân lo là đúng, có cơ sở bởi bất cứ nhà máy công nghiệp nào sản xuất đều phải có biện xử lý môi trường một cách nghiêm ngặt, có đánh giá tác động môi trường đầy đủ trước khi đưa vào hoạt động.  Nếu không làm kỹ về vấn đề xả thải thì…vô tình mình hại mình.

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) hàng trăm doanh nghiệp thủy sản vùng ĐBSCL  đang rất hoang mang trước thông tin nhà máy giấy Lee&Man sắp đi vào hoạt động bởi công nghiệp giấy sử dụng nhiều hoá chất độc hại, trong đó có xút (NaOH) chất cực độc cho môi trường.

Trong khi đó Cụm công nghiệp tập trung của tỉnh Hậu Giang - nơi nhà máy xây dựng lại không có khu xử lý nước thải tập trung.

“Từ vụ cá chết ở miền Trung, người dân và các doanh nghiệp thuỷ sản ở sông Hậu lại sợ diễn ra thảm hoạ tương tự. Vì vậy, chúng tôi vừa có Công văn kiến nghị Quốc hội và Chính phủ rà soát lại công nghệ xử lý nước thải và yêu cầu phía thực hiện dự án nhà máy giấy Lee&Man có cam kết, thực hiện nghiêm chỉnh việc giám sát xả thải” – ông Trương Đình Hòe – Tổng thư ký Vasep nói. TS Lê Văn Bảnh - nguyên Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL nhận định: Một khi nhà máy đi vào hoạt động, chất thải có thể gây hại sông Hậu. Lúc đó, cá, tôm, lúa thậm chí con người sẽ chết. Chúng ta không thể thu hút dự án, phát triển kinh tế mà không lo cho cuộc sống của hàng triệu người dân ở ĐBSCL.

Thủy sản nước ngọt ĐBSCL liên quan đến sông Mekong ước tính 220.000-440.000 tấn/năm và sản lượng đánh bắt thủy sản ven biển ĐBSCL khoảng 500.000-700.000 tấn/năm. Vào mùa khô, thủy sản tập trung rất nhiều ở cửa sông Hậu.

 (Còn nữa)

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…