Nhật Bản cam kết đóng góp lên đến 1 tỷ USD cho COVAX

Tại Hội nghị cấp cao về tài trợ cho chương trình COVAX ngày 2/6, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide tuyên bố sẽ cung cấp thêm 800 triệu USD để hỗ trợ công tác phân phối vắc xin ngừa Covid-19 công bằng trên thế giới.

Hội nghị diễn ra dưới hình thức trực tuyến do Thủ tướng Suga, Chủ tịch Liên minh toàn cầu về vắc xin và tiêm chủng (GAVI) José Manuel Barroso và Ngoại trưởng Toshimitsu Motegi đồng chủ trì với sự tham dự của Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, lãnh đạo các tổ chức quốc tế như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Quỹ từ thiện Bill Gates, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris cùng lãnh đạo, bộ trưởng của khoảng 40 quốc gia. 

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Suga cam kết tài trợ thêm 800 triệu USD, ngoài khoản đóng góp 200 triệu USD trước đó cho chương trình COVAX, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế đoàn kết và tăng mức đóng góp nhằm phục vụ việc phân phối vắc xin trên phạm vi toàn cầu, thiết thực ngăn chặn đại dịch Covid-19.

Chương trình COVAX đặt mục tiêu phân phối 2 tỷ liều vắc xin cho toàn thế giới trong năm 2021 và 1,8 tỷ liều cho 92 nền kinh tế có thu nhập thấp hơn vào đầu năm 2022
Chương trình COVAX đặt mục tiêu phân phối 2 tỷ liều vắc xin cho toàn thế giới trong năm 2021 và 1,8 tỷ liều cho 92 nền kinh tế có thu nhập thấp hơn vào đầu năm 2022

Bên cạnh đó, chính phủ Nhật Bản vừa thông qua chiến lược dài hạn về phát triển và sản xuất vaccine nội địa và nếu thuận lợi, nước này có thể cung cấp 30 triệu liều vắc xin cho COVAX trong thời gian tới.

Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch GAVI Jose Manuel Barroso cho biết với các cam kết mới đạt được tại hội nghị lần này, tổng giá trị cam kết đóng góp dành cho COVAX đạt gần 9,6 tỷ USD, vượt qua mục tiêu 8,3 tỷ USD đề ra ban đầu.

Nhật Bản đã trở thành quốc gia có đóng góp lớn thứ hai (1 tỷ USD) cho cơ chế COVAX sau Mỹ (2,5 tỷ USD và 80 triệu liều vắc xin), xếp trên Đức, (971 triệu USD) và Anh (735 triệu USD).

Tại hội nghị, cùng với Nhật Bản, chính phủ nhiều nước, các tổ chức quốc tế cùng các nhà tài trợ đã cam kết đóng góp thêm 2,4 tỷ USD cho COVAX nhằm phân phối vắc xin cho các nước thu nhập thấp và trung bình.

Thủ tướng Úc Scott Morrison thông báo nước này sẽ đóng góp thêm 50 triệu USD, nâng tổng mức đóng góp của nước này lên 130 triệu USD. Trong khi đó, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanche thông báo nước này đóng góp 15 triệu liều vắc xin và 61 triệu USD cho COVAX. Trong số các nước cam kết đóng góp thêm cho COVAX còn có Thụy Điển, Áo và Luxembourg. 

Liên minh châu Âu, với tư cách một khối, cũng đóng góp hàng tỷ USD và 100 triệu liều vắc xin. Tại hội nghị vừa qua, Ngân hàng Đầu tư châu Âu cam kết khoản vay trị giá 900 triệu euro cho COVAX, tăng 300 triệu euro so với mức cam kết trước đây. 

COVAX đặt mục tiêu phân phối 2 tỷ liều vắc xin cho toàn thế giới trong năm 2021 và 1,8 tỷ liều cho 92 nền kinh tế có thu nhập thấp hơn vào đầu năm 2022. Trên thực tế, cơ chế đến nay đã cung cấp 70 triệu liều vắc xin ngừa Covid-19 cho 126 quốc gia, song vẫn còn thiếu 190 triệu liều vào cuối tháng này do tốc độ lây lan dịch Covid-19 gia tăng ở Ấn Độ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn cung của cơ chế trong quý II năm nay.

TTX, Channel News Asia

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…