Nhật Bản cam kết “rót” 678 triệu USD đầu tư vào 3 trụ cột trọng điểm của Việt Nam

Trong năm tài khoá của Nhật Bản, cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đã ký kết nhiều khoản vốn vay với Việt Nam và có tổng giá trị cao nhất trong 6 năm qua…

Chính phủ Nhật Bản thông qua JICA viện trợ cho người dân tỉnh Yên Bái, Việt Nam
Chính phủ Nhật Bản thông qua JICA viện trợ cho người dân tỉnh Yên Bái, Việt Nam

Đây là thông tin được Trưởng đại diện Văn phòng JICA Việt Nam Sugano Yuichi thông báo tại họp báo giữa kỳ tài khoá 2024 của JICA.

Cụ thể, theo báo cáo của JICA, từ tháng 4/2023 đến tháng 3/2024, JICA đã ký kết các khoản vốn vay tổng giá trị lên tới hơn 102 tỷ yên (tương đương 678 triệu USD, chưa bao gồm “Tài trợ đầu tư cho khu vực tư nhân”) vào Việt Nam. Đây là mức cao nhất trong 6 năm qua kể từ năm 2017. Hợp tác kỹ thuật đạt 5,2 tỷ yên (tương đương 35 triệu USD), quy mô lớn nhất thế giới trong cùng năm tài khoá; viện trợ không hoàn lại đạt 1,1 tỷ yên (tương đương 7,5 triệu USD) vốn cam kết.

Ông Sugano Yuichi nhấn mạnh, năm 2023 đánh dấu kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Nhật Bản và Việt Nam, hai nước đã thống nhất nâng cấp lên quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á và thế giới. Trên cơ sở mối quan hệ hữu nghị cấp ngoại giao, JICA đã nỗ lực triển khai các dự án hỗ trợ công cuộc phát triển kinh tế của Việt Nam.

"Những chương trình và dự án của JICA đã kịp thời hỗ trợ Việt Nam phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19 và đóng góp cả về hạ tầng kinh tế và phát triển nguồn nhân lực, tạo nền tảng cho tăng trưởng kinh tế trong trung và dài hạn", ông Sugano Yuichi đánh giá. Trưởng đại diện JICA cũng cho biết, trong tương lai, người dân và doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục thể hiện sự quan tâm lớn đến Việt Nam, một quốc gia liên tục duy trì tăng trưởng ổn định và bền vững.

Phát biểu thêm tại buổi họp báo, người đứng đầu JICA tại Việt Nam cho biết, tổ chức này tập trung vào 3 trụ cột trọng điểm hỗ trợ Việt Nam, gồm tăng trưởng chất lượng cao, hỗ trợ đối tượng dễ bị tổn thương và phát triển nguồn nhân lực.

Để hỗ trợ đảm bảo chất lượng cuộc sống của người dân, đơn vị đầu tư luôn quan tâm đặc biệt các dự án nhà máy xử lý nước thải có công suất lớn tại Việt Nam và được kỳ vọng sẽ cải thiện tình trạng ô nhiễm nguồn nước. Cùng với đó là việc Nhật Bản phối hợp với chuyên gia cao cấp-cố vấn về quản lý rủi ro thiên tai hỗ trợ Việt Nam ứng phó với thiệt hại cho thiên tai gây ra.

Yếu tố “phát triển nguồn nhân lực” của Việt Nam cũng được các đơn vị Nhật Bản quan tâm. Trong chương trình JICA Chair nhằm thúc đẩy nghiên cứu Nhật Bản, JICA đang phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (VASS) biên soạn sách chuyên khảo cho sinh viên nhằm cung cấp một cách tổng quan về lịch sử quan hệ Nhật Bản-Việt Nam, dự kiến sách sẽ được xuất bản trong thời gian tới.

Việt Nam là nước đứng đầu trong số các nước mà JICA đang triển khai hợp tác với việc cử 45 tình nguyện viên hợp tác hải ngoại Nhật Bản, 36 dự án đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản trong lĩnh vực phát triển bền vững (SDG) và 24 dự án hợp tác kỹ thuật cấp cơ sở (Chương trình đối tác phát triển).

Ngoài ra, Việt Nam là nước đứng thứ hai thế giới với 9 dự án thuộc chương trình "Tài trợ đầu tư cho khu vực tư nhân" của JICA. Trưởng đại diện Sugano Yuichi nhấn mạnh, JICA cam kết tiếp tục thúc đẩy các dự án nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ Nhật Bản-Việt Nam trong 50 năm tiếp theo.

Xem thêm

Khu đất vàng 275 Nguyễn Trãi

Tài chính Hoàng Huy lên tiếng sau khi bị Thanh tra Chính phủ gọi tên

Theo TCH, quá trình thi công dự án 275 Nguyễn Trãi đều có giấy phép xây dựng, chấp thuận của cơ quan nhà nước. 100% khách hàng mua sản phẩm căn hộ đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và đang sinh sống ổn định tại dự án...

Có thể bạn quan tâm

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương

Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị 4 giải pháp để đạt mục tiêu giải ngân trên 95% tổng vốn đầu tư công

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết việc giải ngân vốn đầu tư công vừa qua gặp nhiều khó khăn, nổi bật là vấn đề vật liệu thông thường phục vụ cho thi công các công trình lớn. Thứ trưởng cũng nêu ra các nhóm giải pháp để đạt mục tiêu giải ngân trên 95% tổng vốn...

Đón làn sóng đầu tư mới

Đón làn sóng đầu tư mới

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi để hưởng lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu và những thay đổi trong chuỗi cung ứng...

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng thẩm định Nhà nước

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần làm rõ tổng mức đầu tư, không tô hồng bức tranh tài chính

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh rằng cần phải tính toán chính xác chi phí xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, không tô hồng bức tranh tài chính, đặc biệt trong giai đoạn vận hành khai thác để đảm bảo dự án đạt hiệu quả kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng cao...