Trong số 8 công ty bị dừng cấp visa đoàn, Đại sứ quán Nhật Bản hủy tư cách đại diện của 7 đơn vị. Quyết định được đưa ra sau khi các công ty này "vi phạm nghiêm trọng quy ước đã cam kết với Đại sứ quán Nhật Bản".
Với quyết định này, các công ty du lịch nói trên sẽ không thể xin visa cho các đoàn khách của mình du lịch tới Nhật Bản theo thủ tục ban đầu.
Các công ty bị huỷ bỏ tư cách gồm: Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Du Lịch Việt (Viettourin., JSC), Công ty Cổ phần Du Lịch Quốc tế Golden Team Vietnam; Công ty Cổ phần Lữ Hành Nam Cường (Nam Cuong Tourism Co., Ltd); Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Tân Hoàng Gia; Công ty TNHH Quốc tế Hoàng Cầu; Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Du lịch Thắng Lợi; Công ty Cổ phần Dịch vụ Giải trí Hà Nội.
Riêng Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông Vận tải Việt Nam (Vietravel) - Chi nhánh Hà Nội bị đình chỉ 6 tháng.
"Số lượng khách Việt Nam du lịch Nhật Bản năm 2018 là hơn 389.000 lượt người, tăng hơn 1,25 lần so với năm 2017.
Du lịchđang là một ngành kinh tế tạo nhiều điểm nhấn cho nền kinh tế Nhật Bản. Năm 2018 đã có 31,19 triệu khách nước ngoài tới du lịch Nhật Bản với tổng chi tiêu là 4.518,9 tỷ yen (42,197 tỷ USD). So với năm 2012, khách du lịch tới Nhật Bản năm 2018 đã tăng 3,7 lần, lượng chi tiêu cũng tăng 4,2 lần.
Tuy nhiên, sức tăng trưởng của ngành du lịch cũng đang tạo nhiều hệ luỵ cho thị trường Nhật Bản. Đơn cử, khách du lịch không tuân thủ tập quán địa phương, làm thay đổi cuộc sống, sinh hoạt của người dân, cùng các vấn đề đặt ra với môi trường.
Mới đây nhất, thành phố Kamaruka đã ban hành quy định cấm khách du lịch vừa đi vừa ăn. Theo chính quyền thành phố này, quy định này nhằm khuyến khích lối cư xử văn minh và lịch thiệp cho du khách đồng thời hạn chế tình trạng xả rác bừa bãi.
>> Lễ hội hoa Anh đào Nhật Bản - Hà Nội xác lập kỷ lục Việt Nam