Nhật Bản xác nhận có quan hệ chặt chẽ với Hoa Kỳ

Ông Fumio Kishida cũng dự kiến sẽ tham gia tích cực hơn cùng “Bộ Tứ” trong các vấn đề tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Nhật Bản xác nhận có quan hệ chặt chẽ với Hoa Kỳ

Tân Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida hôm 5/10 cho biết ông đã nhận được những thông điệp ”mạnh mẽ" từ Tổng thống Mỹ Joe Biden về cam kết của Hoa Kỳ trong việc bảo vệ các quần đảo (quần đảo Senkaku theo cách gọi của Nhật Bản) đang tranh chấp ở Biển Hoa Đông. 

Trong cuộc điện đàm kéo dài khoảng 20 phút, cả hai bên đồng minh cũng xác nhận sự hợp tác của họ nhằm đạt được một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở, ông Kishida nói với các phóng viên tại dinh thủ tướng.

Thủ tướng Fumio Kishida đã được các nhà lập pháp bầu chọn vào 4/10 làm thủ tướng mới của quốc gia.

Ông Kishida cho biết: “Chúng tôi [Mỹ và Nhật Bản] đã xác nhận cùng hợp tác chặt chẽ để hướng tới việc củng cố liên minh Nhật-Mỹ và giữ gìn một Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở. Chúng tôi cũng sẽ hợp tác chặt chẽ trong các vấn đề liên quan đến Trung Quốc và Triều Tiên.”

“Đặc biệt, TT Joe Biden đã đưa ra bình luận mạnh mẽ về cam kết của Hoa Kỳ trong việc bảo vệ Nhật Bản, bao gồm Điều 5 của hiệp ước an ninh Hoa Kỳ-Nhật Bản,” ông Kishida nói thêm, đề cập đến các nghĩa vụ quốc phòng của Hoa Kỳ đối với Nhật Bản, bao gồm cả những hòn đảo không có người ở.

Nhật Bản gần đây ngày càng trở nên lo ngại về các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Hoa Đông, bao gồm cả việc xâm nhập vào vùng biển xung quanh các đảo tranh chấp, được gọi là Diaoyus ở Trung Quốc.

Thủ tướng Fumio Kishida cũng dự kiến ​​sẽ tăng cường hoạt động tích cực hơn với Hoa Kỳ, Úc, Ấn Độ - liên minh “Bộ Tứ” - về các vấn đề trong khu vực. 

CNBC

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.