Nhiều doanh nghiệp dệt may đã có đơn hàng đến hết năm 2021

Xuất khẩu Điện thoại và linh kiện tiếp tục đứng đầu nhóm hàng công nghiệp chế biến khi đem về 18,4 tỷ USD, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm trước.

Theo đại diện Bộ Công Thương, trong 4 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 103,9 tỷ USD, tăng 28,3% so với cùng kỳ năm trước.

Đáng chú ý, tính đến hết tháng 4/2021, cả nước có 19 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 84,5% tổng kim ngạch xuất khẩu; trong đó có 5 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 5 tỷ USD.

Những mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn, bao gồm: Điện thoại và linh kiện đạt 18,4 tỷ USD, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm trước; Điện tử, máy tính và linh kiện đạt 15,9 tỷ USD, tăng 30,8%.

Ngoài ra, xuất khẩu máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 12 tỷ USD, tăng 76,9%; hàng dệt may đạt 9,5 tỷ USD, tăng 9%; giày dép đạt 6,4 tỷ USD, tăng 18,7%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 5 tỷ USD, tăng 50,5%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 3,5 tỷ USD, tăng 28%; sắt thép đạt 2,7 tỷ USD, tăng 87,9%; thủy sản đạt 2,4 tỷ USD, tăng 6,1%.

Xuất khẩu các mặt hàng may mặc, giày dép vốn bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, song với nhiều giải pháp về sản xuất và thị trường nên 4 tháng vừa qua đã phục hồi tốt.

Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc tăng 9% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 9,5 tỷ USD; giày dép các loại tăng 18,7%, đạt 6,39 tỷ USD; xơ, sợi dệt các loại tăng 43,4%, đạt 1,64 tỷ USD; nguyên phụ liệu dệt may, da giày tăng 14,1%, đạt 642 triệu USD…

Theo đại diện Bộ Công Thương, nhiều doanh nghiệp ngành dệt may đã có đơn hàng đến hết quý 2, thậm chí có doanh nghiệp đã có đơn hàng đến hết năm 2021. Đây là một tín hiệu đáng mừng bởi ngành da dày và dệt may là các ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong năm 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid-19. 

Hiện, kim ngạch của ngành da giày tăng hơn 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây tiếp tục là một tín hiệu đáng mừng cho thấy các doanh nghiệp đã có dấu hiệu hồi phục và thể hiện sự năng động trong thời kỳ đại dịch. 

Xem thêm

Dệt may và da giày hưởng lợi nhiều nhất từ CPTPP

Dệt may và da giày hưởng lợi nhiều nhất từ CPTPP

TS. Trần Toàn Thắng, Trưởng ban Kinh tế thế giới (Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng, lĩnh vực dệt may và da giày được hưởng lợi nhiều nhất từ hiệ

Có thể bạn quan tâm

Giá vàng tăng cao dịp giáp Tết

Giá vàng tăng cao dịp giáp Tết

Giá vàng thế giới đang tiến gần tới ngưỡng quan trọng 2.800 USD/ounce; trong nước, vàng miếng SJC tăng gần nửa triệu đồng/lượng…

Giá vàng tiếp đà tăng mạnh

Giá vàng tiếp đà tăng mạnh

Giá vàng thế giới leo lên mức cao nhất trong hơn 2,5 tháng, trong nước, vàng nhẫn bật tăng gần nửa triệu đồng/lượng…