Nhiều doanh nghiệp sai phạm công bố thông tin bị xử phạt hơn 1,3 tỷ đồng

Trong tuần qua, Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) liên tục ra các quyết định xử phạt các tổ chức/cá nhân vì vì những vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Nhiều doanh nghiệp sai phạm công bố thông tin bị xử phạt hơn 1,3 tỷ đồng

Tập đoàn FLC (mã chứng khoán FLC) là doanh nghiệp phải chịu mức phạt hành chính nhiều nhất với tổng số tiền 495 triệu đồng.

Cụ thể, Tập đoàn FLC do ông Trịnh Văn Quyết làm Chủ tịch HĐQT bị phạt 100 triệu đồng do không công bố thông tin theo quy định, công bố trễ hạn các tài liệu gồm báo cáo tài chính (BCTC) và giải trình chênh lệch kết quả sản xuất kinh doanh liên quan đến năm 2019 và 2020;

Báo cáo từ nhiệm thành viên hội đồng quản trị của ông Lê Thành Vinh; Nghị quyết bổ nhiệm bà Lê Thị Trúc Quỳnh giữ chức phó tổng giám đốc; Nghị quyết thông qua góp vốn và thay đổi tỉ lệ sở hữu vốn tại Bamboo Airways.

Bên cạnh đó, thanh tra SSC phạt Tập đoàn FLC 200 triệu đồng do công bố sai lệch số liệu BCTC bán niên năm 2021 soát xét (chênh hơn 70 tỉ đồng do góp vốn bằng quyền tài sản là khách sạn Grand Sầm Sơn vào Bamboo Airways)...

Tập đoàn FLC cũng bị phạt 70 triệu đồng vì BCTC năm 2019 kiểm toán thuyết minh thiếu giao dịch, số dư của công ty với Nông dược H.A.I, Đầu tư và Khoáng sản FLC Stone và CTCP Đầu tư Thương mại và xuất nhập khẩu CFS là các bên liên quan. Báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2020 và 2021 không đầy đủ nội dung.

Ngoài ra, FLC còn bị phạt thêm 125 triệu đồng do không đảm bảo cơ cấu, số lượng thành viên hội đồng quản trị độc lập.

Điện lực Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam Power, mã POW) là “gương mặt” chịu mức phạt nhiều thứ hai 195 triệu đồng. Các vi phạm của doanh nghiệp này gồm: công bố thông tin không đúng thời hạn theo quy định pháp luật; không bảo đảm cơ cấu, số lượng thành viên Hội đồng quản trị độc lập. Trong đó, phạt 70 triệu đồng do công bố thông tin không đúng thời hạn nhiều tài liệu như: Việc thành lập chi nhánh của công ty, việc thành lập công ty cổ phần Năng lượng tái tạo Điện lực Dầu khí, Quyết định nghỉ việc để hưởng chế độ hưu trí của ông Nguyễn Hữu Quý - thành viên Hội đồng quản trị. Bên cạnh đó, phạt tiền 125 triệu đồng do không bảo đảm cơ cấu, số lượng thành viên Hội đồng quản trị độc lập.

Thanh tra UBCKNN xử phạt Louis Holdings hơn 161,2 triệu đồng. Lý dó là cuối năm trước đăng ký mua 3,6 triệu cổ phiếu của Louis Capital (mã TGG), nhưng thực tế đã mua tới 4,67 triệu cổ phiếu. Đáng chú ý, SSC áp dụng hình phạt bổ sung, đình chỉ giao dịch 2 tháng với Louis Holdings.

CTCP Nông nghiệp và Thực phẩm Hà Nội - Kinh Bắc (UPCoM: HKB) bị phạt tiền 100 triệu đồng vì không công bố thông tin (CBTT) phải công bố theo quy định pháp luật. HKB đã không CBTT trên hệ thống của UBCKNN và trên trang thông tin điện tử của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) các báo cáo tài chính, báo cáo tình hình quản trị của công ty... trong 2 năm 2019-2020. Đây cũng là doanh nghiệp đã chìm trong vòng xoáy thua lỗ suốt hơn 4 năm ròng rã vừa rồi.

Ủy ban cũng phạt Rạng Đông Holding (RDP) 170 triệu đồng, do báo cáo có nội dung sai lệch liên quan đến việc cập nhật lại tỉ lệ sở hữu cổ phần tại Nhựa Rạng Đông Long An, không công bố thông tin theo quy định.

Kho vận Petec (PLO) là trường hợp bị phạt với số tiền ít nhất - 70 triệu đồng, do không công bố thông tin đối với BCTC, báo cáo thường niên, tài liệu họp đại hội cổ đông... liên quan đến các năm 2017, 2018, 2019.

Một cá nhân là bà Bùi Thị Xuân bị phạt 125 triệu đồng do không đăng ký chào mua công khai. Cụ thể, ngày 5/4/2021, bà Xuân đã thực hiện giao dịch mua 3.185.000 cổ phiếu SVN của Công ty cổ phần Tập đoàn VEXILLA Việt Nam, dẫn đến số lượng cổ phiếu sở hữu tăng từ 2.365.000 cổ phiếu lên 5.550.000 cổ phiếu (tương ứng tỉ lệ sở hữu tăng từ 11,26% lên 26,43%). Tuy nhiên, bà Bùi Thị Xuân không đăng ký chào mua công khai.

Bà Bùi Thị Xuân còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc từ bỏ quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được ủy quyền trên số cổ phần có được từ hành vi vi phạm; Buộc bán cổ phiếu để giảm tỉ lệ nắm giữ xuống dưới mức phải chào mua công khai đối với hành vi vi phạm trong thời hạn tối đa 6 tháng kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành

Xem thêm

UBCKNN xử phạt Cao su Bến Thành 275 triệu đồng

UBCKNN xử phạt Cao su Bến Thành 275 triệu đồng

Cao su Bến Thành vừa bị Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt 125 triệu đồng do không đảm bảo cơ cấu, số lượng thành viên Hội đồng quản trị độc lập theo quy định và bị phạt 150 triệu đồng do vi phạm quy định về giao dịch với cổ đông.

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...