Gần hai năm rưỡi sau khi chính quyền Trump đe dọa cấm TikTok ở Mỹ nếu nó không thoái vốn khỏi các chủ sở hữu Trung Quốc, chính quyền của Tổng thống Joe Biden hiện đang làm điều tương tự.
Trong những tuần gần đây, chính quyền ông Joe Biden đã kêu gọi công ty mẹ của TikTok, ByteDance, bán ứng dụng này hoặc đối mặt với lệnh cấm có thể xảy ra ở Mỹ vì lo ngại về quyền riêng tư dữ liệu và an ninh quốc gia. Phía Nhà Trắng cũng đã thể hiện sự ủng hộ đối với dự thảo luật tại Hạ viện cho phép chính phủ liên bang điều chỉnh hoặc cấm công nghệ do một số nước ngoài sản xuất, chẳng hạn như TikTok. Chính phủ liên bang và nhiều bang cũng đã cấm TikTok trên các thiết bị của chính phủ.
Kết quả khảo sát được Pewresearch thu thập trong những ngày trước và sau khi Giám đốc điều hành TikTok ông Shou Zi Chew điều trần trước Quốc hội vào 23/3, nêu bật những thách thức của công ty trong việc thuyết phục công chúng rằng TikTok không gây rủi ro cho an ninh quốc gia.
Theo khảo sát, những người đồng tình với lệnh cấm này chiếm số đông. Nhưng cũng cần chú ý rằng một phần đáng kể của đất nước, tức 28% người Mỹ, vẫn không chắc chắn về lệnh cấm đối với TikTok, cho thấy họ chưa có quan điểm rõ ràng về vấn đề này.
Những người Mỹ lớn tuổi ủng hộ việc cấm nền tảng này hơn nhiều so với những người trẻ tuổi: 71% những người từ 65 tuổi trở lên ủng hộ nó, so với 54% những người từ 50 đến 64 tuổi và chưa đến một nửa số người trưởng thành dưới 50 tuổi. là nhóm tuổi duy nhất có nhiều người phản đối việc cấm nền tảng này hơn là ủng hộ nó (46% so với 29%).
Ngoài ra, người dùng nền tảng tại Mỹ ít ủng hộ việc cấm nó hơn so với những người không sử dụng, con số này lên tới 56%. Tuy nhiên, khoảng một phần năm người dùng TikTok trong độ tuổi trưởng thành (19%) nói rằng họ ủng hộ lệnh cấm ứng dụng của chính phủ Mỹ.
Cũng theo cuộc khảo sát, những người biết về mối liên hệ của TikTok với Trung Quốc có khả năng ủng hộ lệnh cấm của chính phủ Mỹ cao hơn gấp hai lần so với những người không biết về mối liên hệ này (60% so với 27%).
Đồng thời, cuộc khảo sát mới của Pewresearch cho thấy, mặc dù người Mỹ không tin tưởng các công ty truyền thông xã hội của chính đất nước mình, nhưng sự nghi ngờ của họ với công ty Trung Quốc vẫn lớn hơn rất nhiều.
Gần 90% nói rằng họ có ít hoặc không tin tưởng các công ty truyền thông xã hội Trung Quốc sẽ tuân theo những gì chính sách bảo mật được quy định, trong đó có 59% nói rằng họ không tin tưởng chút nào vào những công ty này. Phần lớn (87%) cũng không tin rằng các công ty truyền thông xã hội Trung Quốc sẽ sử dụng thông tin cá nhân của họ theo cách mà họ cảm thấy thoải mái, với 58% không tin tưởng vào các công ty này trong việc xử lý dữ liệu của họ.
Những lo ngại về rủi ro bảo mật của TikTok xoay quanh hai vấn đề chính. Thứ nhất là ai có thể truy cập thông tin người tiêu dùng Mỹ và thứ hai là ai có khả năng xác định thông tin nào đến được với người dùng Mỹ. Theo luật pháp Trung Quốc, các công ty có thể được yêu cầu cung cấp thông tin nội bộ cho chính phủ vì các mục đích được cho là an ninh quốc gia.
Giám đốc điều hành TikTok đã làm chứng trước Quốc hội vào tuần trước, trải qua 5 giờ thẩm vấn căng thẳng từ các nhà lập pháp về những lo ngại rằng Trung Quốc có thể tận dụng ứng dụng này để xâm phạm an ninh quốc gia của Mỹ.
TikTok đã tìm cách trấn an chính phủ Mỹ rằng dữ liệu người dùng Mỹ được lưu trữ bên ngoài Trung Quốc. Công ty đã phát triển một kế hoạch phức tạp được gọi là Dự án Texas bao gồm việc kiểm tra mã của nó ở Mỹ và một ban giám đốc riêng cho một công ty con trong nước, với các thành viên được chính phủ Mỹ xem xét.