Nhìn lại hơn 200 năm lịch sử chợ Đồng Xuân xưa và nay

Ra đời từ đầu thế kỷ 19, chợ Đồng Xuân là nơi giao thương buôn bán, là di tích văn hóa và là chứng tích lịch sử gắn liền với Hà Nội Kinh Kỳ nghìn năm văn hiến.
Nhìn lại hơn 200 năm lịch sử chợ Đồng Xuân xưa và nay

Trong thời gian xây dựng lại thành Thăng Long vào mùa hạ năm Giáp Tí (1804), Tổng trấn Nguyễn Văn Thành dưới triều đại Nguyễn đã cho đặt ngôi chợ lớn ở cửa chính đông, hay còn gọi là chợ Đồng Xuân ngày nay. (Ảnh tư liệu).

Chợ Đồng Xuân tuy nằm trong khu phố cổ nhưng có tuổi đời trẻ hơn rất nhiều so với các phố xung quanh. Trước kia đây là khu đất trống thuộc phường Đồng Xuân, huyện Thọ Xương nằm trước quán Huyền Thiên (sau đổi thành chùa Huyền Thiên). Người dân họp chợ trên hai khu đất ở cạnh chùa Cầu Đông ở phố Hàng Đường và cạnh đền Bạch Mã ở phố Hàng Buồm vì hai khu đất đó gần bến sông, tiện cho thuyền đi lại. (Cảnh buôn bán ở chợ Đồng Xuân xưa khi khu chợ chưa được xây dựng hoàn thiện. Ảnh tư liệu.)

Năm 1890 chính quyền Pháp mới bắt đầu xây dựng chợ Đồng Xuân, tạo thành năm vòm cửa và năm nhà cầu dài 52m, cao 19m. Mặt tiền theo kiến trúc Pháp, gồm năm phần hình tam giác có trổ lỗ như tổ ong, lợp mái tôn.

Chợ Đồng Xuân vào khoảng năm 1980 với đầy đủ 5 dãy. Đến khoảng năm 1990 thì chợ xây lại, đập bỏ 2 dãy ngoài cùng, xây dựng dãy giữa lên thành 3 tầng (Ảnh tư liệu). Đoàn tàu điện chạy ngang qua chợ Đồng Xuân năm 1980, một hình ảnh hoài niệm về một thời xưa cũ đã qua.

Ngày nay, chợ Đồng Xuân vẫn nằm ở khu trung tâm và vẫn giữ được nguyên vẹn đường nét cũng như lối kiến trúc từ thời Pháp.

Khi mới đi vào hoạt động, chợ Đồng Xuân chỉ họp theo lối chợ phiên, hai ngày một phiên, nhưng về sau do nhu cầu buôn bán cùng với sự phát triển kinh tế thị trường nên chợ họp hàng ngày từ sáng đến tối.

Chợ Đồng Xuân không những là đầu mối phân phối, buôn bán hàng hóa lớn nhất ở miền Bắc từ trước đến nay

Trải qua quãng thời gian lịch sử hơn 200 năm, chợ Đồng Xuân cũng là một trong những điểm nhấn văn hóa, du lịch của Hà Nội.

Năm 1995, chợ Đồng Xuân được xây dựng lại với số vốn đầu tư 68 tỉ đồng với 3 tầng có tổng diện tích mặt bằng gần 14.000m² và khoảng 2000 gian hàng kinh doanh. Chợ Đồng Xuân hiện nay có khu giao dịch, bán hàng, có nhiều cầu thang, lối đi thoáng đãng với ba lối vào phía trước, 3 lối vào phía sau, 2 lối vào phía hông, 2 cầu thang ngoài trời lên chợ Đồng Xuân - Bắc Qua, 5 cầu thang lên các tầng trên và một hệ thống thang máy hiện đại.

Là một trong những trung tâm buôn bán lớn nhất ở Hà Nội và khu vực miền Bắc.

Đây cũng là nơi tập trung nhiều thành phần lao động của các địa phương.

Mặc cho nhịp chảy của thời gian, chợ Đồng Xuân với hơn 200 năm lịch sử vẫn sống động với từng dấu mốc và tấp nập với người bán kẻ mua.

Và hình ảnh đoàn xe điện chạy ngang qua chợ đồng Xuân năm 2018. Không chỉ là nơi giao thương buôn bán, chợ Đồng Xuân còn là nơi chứa đựng nhiều giá trị văn hóa tinh thần phản ánh cuộc sống sinh hoạt của người dân Kẻ Chợ. Chợ cũng là điểm đến không thể thiếu của du khách mỗi khi ghé thăm Thủ đô.

Theo Infonet

Có thể bạn quan tâm

Cảnh báo mới từ FDA về rủi ro của thuốc giảm cân

Cảnh báo mới từ FDA về rủi ro của thuốc giảm cân

FDA vừa bổ sung một cảnh báo mới đối với các loại thuốc giảm cân như Ozempic và Wegovy, khuyến cáo rằng bệnh nhân sử dụng các thuốc này có thể đối mặt với nguy cơ hít phải dịch dạ dày vào phổi khi gây mê….

Thời điểm tập luyện: Bí quyết để tối ưu hóa quá trình giảm cân

Thời điểm tập luyện: Bí quyết để tối ưu hóa quá trình giảm cân

Thời gian tập luyện có thể ảnh hưởng đáng kể đến mục tiêu giảm cân, từ việc cải thiện trao đổi chất đến tăng cường hiệu suất thể thao. Hãy cùng tìm hiểu thêm về lợi ích của việc tập luyện vào buổi sáng và buổi chiều để chọn thời điểm phù hợp nhất với cơ thể và lịch trình của bạn…

Khám phá những lễ hội mùa đông đẹp nhất thế giới

Khám phá những lễ hội mùa đông đẹp nhất thế giới

Mùa đông là thời điểm tuyệt vời để khám phá các lễ hội độc đáo trên khắp thế giới. Từ hội chợ Giáng sinh ở London cho đến lễ hội ánh sáng Amsterdam, mỗi sự kiện đều hứa hẹn mang đến trải nghiệm khó quên…

Nhật ký Gapado: Tha thứ!

Nhật ký Gapado: Tha thứ!

Mang danh một nhà văn, tôi phải đến những nơi này, để hiểu thấu được từng nỗi đau của dân tộc tôi và của các dân tộc trên thế giới đã từng trải qua chiến tranh...

Nhật ký Gapado: Đảo mèo hạnh phúc

Nhật ký Gapado: Đảo mèo hạnh phúc

Vẫn tâm trạng háo hức của kẻ đang khám phá vùng đất mới. Sáng thường ngủ dậy muộn nên bữa sáng cũng gần với bữa trưa, xong xuôi tôi ngồi vào bàn viết để ngắm nhìn bầu trời trong xanh trước mặt và đám cây cỏ...

Nhật ký Gapado: Chào xứ Hàn bằng… đặc sản “mùi”

Nhật ký Gapado: Chào xứ Hàn bằng… đặc sản “mùi”

Ra khỏi nhà, khi bước chân đầu tiên của tôi đặt chân lên con đường đất dường như gặp lại tuổi thơ của mình và tôi đã nhìn thấy một cô bé 5 tuổi trong cánh đồng hoa bướm, cô bé đó như đang đuổi bắt một con bướm. Tim tôi đã ngân lên những nốt nhạc...