Những nguyên nhân nào khiến doanh nghiệp BĐS gặp nhiều rủi ro?

Theo nhận định của Hiệp hội BĐS TP. HCM (HoREA), nguyên nhân khiến doanh nghiệp đối diện với nhiều rủi ro là do những điểm nghẽn của nền kinh tế như thể chế, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực cũng là nhữ
Những nguyên nhân nào khiến doanh nghiệp BĐS gặp nhiều rủi ro?

Mới đây, trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ tại hội nghị Diễn đàn kinh tế tư nhân, HoREA đã nêu ra những nguyên nhân làm cho doanh nghiệp BĐS đối diện với nhiều rủi ro, thách thức, thậm chí có nguy cơ dẫn đến có thể bị phá sản.

Theo HoREA, thị trường BĐS đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế -xã hội của đất nước, nhất là giải quyết nhu cầu nhà ở của các tầng lớp dân cư và cả người nước ngoài đến làm việc và sinh sống tại nước ta.

Quy mô thị trường ngày càng tăng trưởng trong đó có sự đóng góp chủ yếu của khối doanh nghiệp tư nhân. Khối doanh nghiệp tư nhân được xem đang dẫn dắt và thống lĩnh thị trường BĐS.

Nhưng, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường cũng còn nhiều tồn tại, hạn chế.

Cụ thể, môi trường kinh doanh có chuyển biến theo hướng tích cực, nhưng chưa thật sự minh bạch. Doanh nghiệp BĐS đối diện với nhiều rủi ro, thách thức, thậm chí có nguy cơ dẫn đến có thể bị phá sản, do tính thiếu ổn định, khó đoán định về chính sách, hay doanh nghiệp không tiên lượng được về chi phí trước khi ra quyết định đầu tư, mà điển hình là doanh nghiệp không thể dự đoán được số tiền sử dụng đất dự án phải nộp, lúc nào được nộp...

Mặt khác, thị trường BĐS bị giảm quy mô, bị sụt giảm nguồn cung dự án dẫn đến sụt giảm nguồn cung căn hộ, nhà ở, giá cả có xu thế tăng do quy luật cung - cầu (cung ít, cầu nhiều).

Về nguồn vốn hiện thị trường BĐS cần nguồn vốn đầu tư trung hạn, dài hạn, nhưng hiện nay đang lệ thuộc quá lớn vào hai nguồn vốn đó là nguồn vốn tín dụng ngân hàng và nguồn vốn huy động trước từ khách hàng. Điều này dẫn đến nguy cơ tiềm ẩn rủi ro đối với cả ngân hàng và doanh nghiệp.

"HoREA nhận định, nguyên nhân còn những hạn chế, tồn tại này do những điểm nghẽn của nền kinh tế như thể chế, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực cũng là những điểm nghẽn tác động trực tiếp đến thị trường BĐS. Hệ thống pháp luật chưa thật đồng bộ, còn chồng chéo, mâu thuẫn, chưa đảm bảo tính hệ thống, thống nhất.

Việc thực thi pháp luật còn nhiều hạn chế, chưa đảm bảo hiệu lực, hiệu quả. Cùng một hệ thống pháp luật như nhau, nhưng có địa phương thì doanh nghiệp BĐS bị vướng thủ tục, nhưng nhiều địa phương khác lại không bị vướng. Nên hiện nay, nhiều doanh nghiệp BĐS có xu thế rời thành phố lớn, chuyển hướng đầu tư về các tỉnh.

Một nguyên nhân nữa về thủ tục hành chính, quy trình hành chính còn nhiêu khê, trùng lặp. Cũng như trách nhiệm thi hành công vụ và năng lực của một số cán bộ công chức nhà nước chưa thật đáp ứng yêu cầu trong giải quyết hồ sơ dự án BĐS. Tình trạng sợ trách nhiệm, sợ sai, đùn đẩy, chuyển lòng vòng, không nêu rõ chính kiến khá phổ biến. Bên cạnh đó, vẫn còn tình trạng làm khó, nhũng nhiễu doanh nghiệp.

>> HoREA: Chuyển nhượng là điểm nghẽn của thị trường BĐS

Có thể bạn quan tâm

“Soi” hàng tồn kho của các ông lớn ngành địa ốc

“Soi” hàng tồn kho của các ông lớn ngành địa ốc

Trong bối cảnh tồn kho tiếp tục "chất chồng", các chủ đầu tư được dự báo sẽ mạnh tay hơn với các gói bán hàng ưu đãi, từ hỗ trợ lãi suất, cam kết thuê lại đến chiết khấu sâu cho người mua thanh toán sớm…

Phối cảnh dự án khu dân cư 7/5

Novaland thắng kiện doanh nghiệp Hàn Quốc ở dự án nghìn tỷ

Sau khi thắng kiện SCID trong tranh chấp dự án 11.300 tỷ đồng tại thành phố Thủ Đức, Tập đoàn Novaland lại tiếp tục thắng kiện Taekwang Vina, công ty có vốn góp của Hàn Quốc tại dự án Khu dân cư 7/5 có tổng mức đầu tư gần 10.000 tỷ đồng…

Môi giới bất động sản “khát” chứng chỉ hành nghề

Môi giới bất động sản “khát” chứng chỉ hành nghề

Đang thực hiện chiến lược mở rộng thị trường ra nhiều tỉnh thành, song, Tâm Thành Land lại vướng một bài toán đau đầu là nhân sự mới chưa có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản, còn chứng chỉ của nhân sự cũ sắp hết hạn…