Những sự kiện chứng khoán đáng chú ý trong ngày 9/7

Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý trong ngày 9/7 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Những sự kiện chứng khoán đáng chú ý trong ngày 9/7

DPM: Ngày 20/7 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức đợt 2 năm 2021 của Tổng CTCP Phân bón và Hóa chất Dầu khí (DPM – HOSE), ngày đăng ký cuối cùng là 21/7. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 40%, thanh toán bắt đầu từ ngày 23/8/2022.

PGV: Ngày 14/7 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2021 của Tổng CTCP Phát điện 3 (PGV – HOSE), ngày đăng ký cuối cùng 15/7. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 13%, thanh toán bắt đầu từ ngày 29/7/2022.

PPC: Ngày 15/7 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2021 của CTCP Nhiệt điện Phả Lại (PPC – HOSE), ngày đăng ký cuối cùng là 18/7. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 4,5%, thanh toán bắt đầu từ ngày 17/8/2022.

CTS: CTCP Chứng khoán Vietinbank (CTS – HOSE) thông qua phương án phát hành hơn 25,23 triệu cổ phiếu trả cổ tức theo tỷ lệ 21,96%. Cùng với đó, CTS cũng phát hành hơn 4,28 triệu cổ phiếu thưởng theo tỷ lệ 3,73%. Thời gian thực hiện trong quý III-quý IV/2022.

FTS: Ông Nguyễn Điệp Tùng, Tổng giám đốc CTCP Chứng khoán FPT (FTS – HOSE) đăng ký bán hơn 124.000 cổ phiếu FTS từ ngày 13/7 đến 11/8 theo phương thức thỏa thuận. Dự kiến giao dịch thành công, ông Tùng sẽ giảm sở hữu tại FTS xuống còn hơn 4,11 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 2,79%.

SFI: Ông Nguyễn Thanh Tuyền, Kế toán trưởng CTCP Đại lý vận tải Safi (SFI – HOSE) đăng ký bán 220.000 cổ phiếu SFI từ ngày 14/7 đến 12/8 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Dự kiến giao dịch thành công, ông Tuyền sẽ chỉ còn nắm giữ 45.000 cổ phiếu SFI, tỷ lệ 0,3%.

ARM: Ngày 19/7 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2021 của CTCP Xuất nhập khẩu Hàng không (ARM – HOSE), ngày đăng ký cuối cùng là 20/7. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 9%, thanh toán bắt đầu từ ngày 19/8/2022.

AMV: Bà Đặng Nhị Nương, Ủy viên HĐQT CTCP Sản xuất kinh doanh dược và Trang thiết bị y tế Việt Mỹ (AMV – HNX) đã mua bất thành 1 triệu cổ phiếu AMV đăng ký mua từ ngày 27/6 đến 01/7. Như vậy, hiện tại bà Nương vẫn chỉ đang nắm giữ hơn 7,28 triệu cổ phiếu AMV, tỷ lệ 5,56%. Liên quan đến AMV, hai cổ đông lớn là ông Phạm Thế Vỹ và bà Nguyễn Thị Hồng Hải đã bán ra lần lượt hơn 1 triệu 500.000 cổ phiếu AMV trong hai phiên ngày 04 và 05/7.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...