Nợ dưới tiêu chuẩn của Agribank tăng 60% trong 3 tháng đầu năm

Tính đến cuối tháng 3/2019, nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) của Agribank tăng 60% lên 4.924 tỷ đồng.
Nợ dưới tiêu chuẩn của Agribank tăng 60% trong 3 tháng đầu năm

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) vừa công bố BCTC hợp nhất quý I/2019. Theo đó, tổng tài sản của Agribank đạt 1,3 triệu tỷ đồng, tăng 1,6% so với hồi đầu năm. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng đạt 1,027 triệu tỷ đồng, tăng 2,18%. Huy động tiền gửi khách hàng tăng 2,07% lên 1,126 triệu tỷ đồng.

Lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt 3.108 tỷ đồng, gấp 2,5 lần mức đạt được cùng kỳ năm 2018.  Cụ thể, tổng thu nhập hoạt động tăng 21%, đạt gần 13.000 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh ngoại hối và lãi từ hoạt động khác tăng mạnh nhất, lần lượt tăng 241% và 46%, đạt lãi 263 tỷ và 1.532 tỷ đồng. Trong khi đó, chi phí hoạt động tăng 22,55% lên 5.782 tỷ. Chi phí dự phòng rủi ro giảm 14% xuống 4.085 tỷ đồng.

Tuy nhiên, tính đến cuối tháng 3/2019, nợ xấu nội bảng của ngân hàng tăng vọt 3.384 tỷ đồng lên 19.824 tỷ đồng, tăng hơn 20% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay từ mức 1,63% hồi đầu năm đã nhích lên 1,93%.

Trong đó, cả 3 nhóm nợ xấu đều tăng. Nợ nhóm 3 tăng 60% lên 4.924 tỷ, nợ nhóm 4 tăng 15% lên 4.252 tỷ đồng, nợ nhóm 5 tăng 10% lên 10.648 tỷ đồng. Nợ có khả năng mất vốn đang chiếm tới 54% trong tổng cơ cấu nợ xấu.

Trong khi nợ xấu nội bảng tăng lên thì nợ xấu tại VAMC có chuyển biến tích cực hơn. Cụ thể, số trái phiếu đặc biệt của VAMC giảm 28% xuống còn 5.617 tỷ đồng. Trong đó, dự phòng lên tới 6.472 tỷ đồng. Tức số dư trái phiếu đặc biệt đã giảm về âm 855 tỷ đồng.

Tuy đến nay mới công bố BCTC hợp nhất quý I nhưng trước đó, ngân hàng cũng đã có thông tin về việc trong 4 tháng đầu năm 2019, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt 4.100 tỷ đồng. Như vậy, chỉ 4 tháng, Agribank đã hoàn thành được 41% kế hoạch năm. 

Đến 30/4/2019, nguồn vốn huy động của nhà băng này đạt 1.217.413 tỷ đồng. Tổng quy mô tín dụng và đầu tư đạt 1 triệu 230 tỷ đồng. Kinh doanh dịch vụ tiếp tục được đẩy mạnh, tăng 22,8% so với cùng kỳ năm 2018. Nợ xấu tiếp tục được kiểm soát ở mức dưới 2%. 

Năm 2019, Agribank đặt mục tiêu tổng tài sản tăng tối thiểu 10% so với năm 2018, lợi nhuận tăng đạt mức tối thiểu 10.000 tỷ đồng. Mức lợi nhuận mục tiêu của Agribank khá tương đương với BIDV (10.300 tỷ), và thậm chí còn cao hơn VietinBank, VPBank,...

Cho vay nông nghiệp, nông thôn, lĩnh vực đầu tư chính của Agribank (hiện chiếm 50% thị phần toàn thị rtường) thường xuyên phải đối mặt với rủi ro thiên tai bất khả kháng, chi phí hoạt động lớn và rủi ro cao. Hơn nữa, ngoài huy động vốn cạnh tranh bình đẳng như các ngân hàng thương mại khác, trong cơ cấu tín dụng, Agribank còn phải dành một phần lớn cho các lĩnh vực ưu tiên với lãi suất cho vay ưu đãi thấp song lại thường xuyên bị chậm cấp bù lãi suất.

Những khó khăn kể trên khiến cho con đường đi đến hoàng kim của Agribank trở nên gập ghềnh hơn chứ không đẹp đẽ như những con số xuất hiện trên sổ sách. 

 >> Nợ xấu nội bảng đang tăng trở lại

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...