Nợ quá hạn của DNNN đã trên 28.000 tỉ đồng

Hàng loạt các dự án của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) sử dụng không hiệu quả vốn vay lại và vốn vay được Chính phủ bảo lãnh, gặp khó khăn trong việc trả nợ, phải dừng sản xuất kinh doanh, theo Kiểm toá
Nợ quá hạn của DNNN đã trên 28.000 tỉ đồng

Báo cáo của cơ quan này gửi Quốc hội, cảnh báo: “Tình trạng này làm gia tăng nghĩa vụ của Quỹ tích lũy và nghĩa vụ nợ trực tiếp của Chính phủ trong những năm tiếp theo”.

Theo báo cáo, đến cuối năm 2015 dư nợ của các dự án cho vay lại có nợ quá hạn tương đương 28.034 tỉ đồng (chiếm 9,1% tổng dư nợ), trong đó Vinashin là 22.393 tỉ đồng và 55 dự án khác là 5.641 tỉ đồng.

Bên cạnh đó, 8 dự án đóng tàu của Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (SBIC) có nợ quá hạn 1.402 tỉ đồng; dự án Xi măng Hạ Long 268 tỉ đồng; dự án Thiết bị thi công công trình - Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 6 là 185 tỉ đồng; dự án Thủy điện Nậm Chiến 129,5 tỉ đồng.

Trong 5 dự án cho vay lại có nợ ứng vốn từ Quỹ tích lũy 1.217,8 tỉ đồng, báo cáo cho thấy Xi măng Hải Phòng nợ 39,6 tỉ đồng; Xi măng Thái Nguyên: 575,2 tỉ đồng (quá hạn 411 tỉ đồng); Thủy điện ĐakMi4: 13,3 tỉ đồng; Vinashin: 520,5 tỉ đồng (được khoanh nợ từ năm 2015)...

Có 10 dự án được Chính phủ bảo lãnh phải ứng vốn từ Quỹ tích lũy để trả nợ với dư nợ 199,02 triệu đô la Mỹ. Có 7 dự án nợ quá hạn và phải khoanh nợ 105,95 triệu đô la Mỹ, chiếm 53,2% tổng dư nợ ứng vốn từ Quỹ tích lũy. Trong số đó, dự án Nhà máy sản xuất bột giấy Phương Nam 60,42 triệu euro (quá hạn 41,9 triệu euro, khoanh nợ từ năm 2014); dự án Xi măng Hạ Long 52,21 triệu euro (quá hạn 23,51 triệu euro); dự án Xi măng Thái Nguyên 30,79 triệu euro (nợ quá hạn 14,27 triệu euro).

Một số doanh nghiệp chưa hoàn trả NSNN các khoản vay về cho vay lại một cách “đầy đủ, kịp thời”. Ví dụ, khoản trả lãi trái phiếu quốc tế 2014 (cho vay lại SBIC) số tiền 24 triệu đô la Mỹ, tương đương 515 tỉ đồng; khoản trả lãi năm 2015 của dự án đường cao tốc Bắc Nam 35 tỉ đồng (dự án cho vay lại của Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam - VEC).

Đến cuối năm 2015, Bộ Tài chính đã chuyển 4.438 tỉ đồng cho VEC để thanh toán trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh đến hạn nhưng chưa được VEC ký nhận nợ, trong đó Bộ Tài chính tính vào nợ của Chính phủ 2.477 tỉ đồng; ghi thu ghi chi vốn cấp phát đối với vốn vay nước ngoài về cho vay lại của 5 dự án đường bộ cao tốc của VEC (tổng số tiền đã ghi thu ghi chi 18.123 tỉ đồng chưa được quyết toán NSNN khi các dự án chưa được chuyển đổi nguồn vốn đầu tư sang cấp phát và bổ sung kế hoạch vốn).

Kiểm toán Nhà nước cho biết, Bộ Tài chính cũng chưa ký hợp đồng cho vay lại đối với khoản cho vay được cơ cấu lại từ nguồn trái phiếu quốc tế 1 tỉ đô la Mỹ theo Quyết định số 1227/QĐ-TTg ngày 31-7-2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tái cơ cấu nợ vay lại của SBIC từ nguồn vốn trái phiếu quốc tế năm 2005 và năm 2010.

Báo cáo kiểm toán còn cho biết, vay các quỹ ngoài ngân sách không được hạch toán chi tiết theo đối tượng. Nợ nước ngoài của Chính phủ được theo dõi tại Cục Quản lý nợ và Kho bạc Nhà nước nhưng không phù hợp về tiêu thức và số liệu.

Kiểm toán Nhà nước cho rằng, tình trạng vay tồn ngân không được quy định thời hạn trả nợ hoặc quy định thời hạn tạm ứng 12 tháng nhưng phải gia hạn nợ nhiều lần vẫn chậm được khắc phục, tiềm ẩn rủi ro thanh khoản của hệ thống Kho bạc Nhà nước.

Đến cuối năm 2015, tổng số dư nợ vay tồn ngân kho bạc là 157.162 tỉ đồng, trong đó các khoản ứng vốn có thời hạn trên 3 năm là 60.816 tỉ đồng, trên 1 năm là 61.045 tỉ đồng; các khoản vay từ năm 2014 trở về trước đến năm 2017 phải gia hạn năm 2015 là 120.725 tỉ đồng.

Theo Tư Hoàng /TBKTSG

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...