Nổ súng tại trụ sở Youtube, nóng vấn đề kiểm soát vũ khí

Giới chức tại Thung lũng Silicon - miền Bắc bang California của Mỹ luôn né vấn đề kiểm soát súng đạn nhưng sự việc ngày 3/4 tại trụ sở Youtube khiến lãnh đạo ở đây phải lên tiếng về vụ việc.
Nổ súng tại trụ sở Youtube, nóng vấn đề kiểm soát vũ khí

Theo đó, Nhiều giám đốc điều hành (CEO) của các công ty lớn đã "đăng đàn" kêu gọi Chính phủ Mỹ có những bước đi cụ thể hơn nữa nhằm tăng cường kiểm soát "vũ khí nóng." 

Trên trang Twitter cá nhân, CEO của hai công ty Twitter Inc và Square Inc, ông Jack Dorsey nêu rõ: "Chúng ta không thể cứ mãi đối phó với vấn nạn này, hay chỉ suy nghĩ và cầu nguyện cho những vụ việc này không tái diễn tại các trường học, công sở, hay cộng đồng nơi chúng ta sinh sống." Ông cho rằng đã đến lúc Chính phủ Mỹ cần thúc đẩy các chính sách cụ thể nhằm kiểm soát súng hiệu quả hơn. 

Đồng quan điểm với ông Dorsey là CEO của công ty Uber Technologies Inc Dara Khosrowshahi  và CEO của Box Inc, Aaron Levie. Trên trang Twitter cá nhân của họ nổi bật với những dòng chữ #EndGunViolence (tạm dịch: Chấm dứt bạo lực súng đạn) và #NeverAgain (Không bao giờ tái diễn) - hai từ khóa thường được những người kêu gọi kiểm soát súng tuyên truyền, cùng những lời chia sẻ tới gia đình các nạn nhân trong vụ xả súng nêu trên. 

Rất nhiều lãnh đạo của các công ty công nghệ khác cũng đã bày tỏ sự chia buồn tới tới các thành viên của YouTube trên các mạng xã hội. 

Hôm 3/4, một vụ nổ súng ở trụ sở YouTube khiến nghi phạm chết, 3 người bị thương. Nữ nghi phạm được cho là đã tự tử ngay tại hiện trường. Cảnh sát đã phong tỏa khu vực xung quanh.

3 người bị thương, nghi phạm nổ súng được phát hiện đã chết bên trong trụ sở của YouTube, theo cảnh sát San Bruno (California, Mỹ).

Cảnh sát cho biết nghi phạm nữ được phát hiện đã chết do một vết thương bằng súng, có thể là tự tử. Các nạn nhân đã được đưa đến bệnh viện địa phương, theo Cnet.

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...