Nông nghiệp công nghệ cao: Cần bỏ tư duy "Chiếu manh"

Đó là phát biểu của GS, TS Đỗ Năng Vịnh (Viện di truyền nông nghiệp) tại cuộc tọa đàm "Xúc tiến đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao" mới đây tại Hà Nội.
Nông nghiệp công nghệ cao: Cần bỏ tư duy "Chiếu manh"

"Phát triển NNCNC cần được xem xét như là một cuộc cách mạng nhằm đổi mới phương thức sản xuất nông nghiệp ở nước ta" ông Đỗ Năng Vịnh nói.  Tuy nhiên, cũng theo ông Vịnh thì tư duy sợ mất chức đã khiến cho lãnh đạo nhiều cơ quan chức năng không dám thử nghiệm cái mới. Chính vì thế đã đánh mất cơ hội phát triển nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) cho ngành nông nghiệp Hà Nội. Chính vì thế cần có cơ chế tuyển chọn những cá nhân, doanh nhân dám nghĩ dám làm để xây dựng NNCNC. "Không nên quan niệm NNCNC như một phép cộng của hàng trăm nhà lưới, nhà kính tản mạn khắp nơi. Càng không nên chia nhỏ đầu tư thành các "chiếu manh NNCNC" ông Vịnh nhấn mạnh.   

Doanh nghiệp thờ ơ

Theo bà Nguyễn Thị Thoa – Trưởng phòng trồng trọt, Sở NN&PTNT HN, nguyên nhân khiến DN không mặn mà đầu tư vào NNCNC do hai yếu tố chính: Việc tiếp cận vốn còn nhiều khó khăn, cơ chế lựa chọn nhà đầu tư phát triển sản xuất NN ứng dụng CNC còn chưa thật sự thông thoáng, nhiều thủ tục phức tạp nhất là yêu cầu về quy hoạch chi tiết 1/500 hoặc 1/2.000; Chính sách khuyến khích phát triển sản xuất NN ứng dụng CNC của TƯ đã ban hành nhưng chưa phù hợp với thực tiễn…

Ông Đàm Quang Thắng – TGĐ công ty Agricare VN cho rằng, nông nghiệp có rất nhiều sáng chế CNC nhưng rất ít các sáng chế được ứng dụng vào thực tế. “Nên chăng các nhà khoa học cần nghiên cứu để ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là CNC vào thực tế, khuyến khích người nông dân áp dụng CNC vào sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi” – ông Thắng nói. Theo ông Thắng, cần khuyến khích các DN liên kết với nông dân vào sản xuất, tiêu thụ để làm sao ứng dụng tốt CNC. Bên cạnh đó, cần lựa chọn ra những sản phẩm nông nghiệp chủ lực, có thế mạnh như hoa Đà Lạt, rau Đà Lạt để làm thương hiệu, sản phẩm mũi nhọn. Ngoài ra, DN cũng rất quan tâm đến giải pháp tài chính, bảo hiểm nông nghiệp, làm sao các DN có thể tham gia đầu tư.

Gần 300 DN và chuyên gia tham dự tọa đàm

Trăn trở về nguồn nhân lực cho ứng dụng NN CNC, ông Võ Việt Dũng – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn chế biến thực phẩm Nam Hà Nội cho rằng Hà Nội cần có trường dạy nghề trong lĩnh vực NN CNC. Ngoài ra, Thành phố cần có giải pháp hỗ trợ DN tích tụ đất đai – đây là vấn đề DN đang vướng và khó khăn nhất trong việc đầu tư NN CNC. “Cần có quỹ đất của nhà nước thì DN mới dám đầu tư vào chứ của người dân thì DN không thể mạo hiểm đầu tư” – ông Dũng nói.

Còn theo ông Bùi Lệ Phong – Công ty CP giống cây trồng Hà Nội, khó khăn của DN là nguồn vốn đầu tư, ngân hàng cần có chính sách cho vay trung và dài hạn chứ ngắn hạn DN rất khó đầu tư. “Đầu tư vào NN CNC phải dài hơi chứ không “ăn xổi” được” – ông Phong nói.

Mặt khác, Hà Nội cần có chính sách giúp DN xây dựng chuỗi liên kết tạo ra giá trị lớn tiêu thụ sản xuất cho DN, bà con nông dân. Quy hoạch một khu NN CNC, trong đó cần đầu tư cơ sở hạ tầng, công nghệ, máy móc,…có  như vậy mới thu hút các DN, các nhà đầu tư. Mặt khác, không nên đầu tư dàn trải mà nên tập trung vào những sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh và phải phù hợp với điều kiện tại vùng sản xuất đó.

Cơ chế chưa "trúng"

Theo GS.TS Đỗ Năng Vịnh, hiện nay Bộ tiêu chí CNC NN đã được công bố quảng bá rộng rãi, DN cần đăng ký để được hưởng ưu đãi. Nhà nước chỉ hỗ trợ được khi DN nằm trong khu quy hoạch ứng dụng CNC NN. “DN đầu tư ngoài quy hoạch, đầu tư sản phẩm không khuyến khích thì không được hỗ trợ” ông Vịnh bộc bạch.

"Theo quy định hiện nay thì các dự án NNCNC chỉ được hỗ trợ đầu tư tối đa không quá 300 triệu. Cái này giống như đầu tư không tới tầm. Vì với 300 triệu cùng đủ các điều khoản đi kèm thì không thể nào có CNCN".

PGS, TS Đặng Văn Đông 

Ở một góc nhìn khác, PGS, TS Đặng văn Đông, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu Rau quả cho rằng cách tốt nhất để phát triển NNCNC là theo hình thức để doanh nghiệp làm và Nhà nước hỗ trợ. Theo đó nhà nước sẽ hỗ trợ chính sách, vốn, đất đai để các doanh nghiệp đứng ra tổ chức đầu tư NNCNC theo quy mô vùng. "Nếu thành phố xác định được một vùng phát triển phù hợp tôi sẽ nhận trách nhiệm đứng ra kêu gọi các doanh nghiệp khác cùng đầu tư" TS Đặng Văn Đông cam kết. 

Theo ông Đông chỉ có cách đó mới có thể kêu gọi doanh nghiệp đưa công nghệ cao vào nông nghiệp được. "Theo quy định hiện nay thì các dự án NNCNC chỉ được hỗ trợ đầu tư tối đa không quá 300 triệu. Cái này giống như đầu tư không tới tầm. Vì với 300 triệu cùng đủ các điều khoản đi kèm thì không thể nào có CNCN" ông Đông nhấn mạnh.  

GS.TS Vịnh hiến kế, để phát triển NN CNC Hà Nội nên bắt đầu với 2 phương thức là xây dựng Công viên NN CNC và Quy hoạch xây dựng các khu NN CNC ở các địa bàn có thế mạnh đặc thù. Còn về Quy hoạch và xây dựng các khu NN CNC ở các địa bàn có thế mạnh đặc thù, GS.TS Vịnh nhìn nhận, Hà Nội nên tham khảo các mô hình phát triển NN của Hà Lan, Israel, Nhật Bản, Hàn Quốc là các quốc gia đất hẹp người đông như nước ta nhưng họ tập trung trọng điểm phát triển nông nghiệp theo hướng tinh hoa. Trái cây, rau hoa quả, sữa thịt, thủy hải sản sạch, hữu cơ đang là nhu cầu và đòi hỏi rất lớn của thị trường trong nước và quốc tế.

Theo đề án phát triển NN CNC đến năm 2020, Hà Nội sẽ đưa vào hoạt động Khu NN ứng dụng CNC (Yên Nghĩa, quận Hà Đông), Trung tâm giống thủy sản CNC (xã Trần Phú- Chương Mỹ), Trạm thực nghiệm sản xuất giống cây trồng CNC (xã Hòa Bình- Thường Tín)…với diện tích sản xuất rau ứng dụng CNC đạt hơn 300 ha. Tỷ trọng giá trị sản xuất rau ứng dụng CNC chiếm 6%-8% tổng giá trị sản xuất rau toàn Thành phố…

Ông Nguyễn Gia Phương, GĐ Trung tâm xúc tiến đầu tư thương mại dịch vụ Hà Nội cho biết đây là sự kiện đầu tiên mà Trung tâm triển khai nhằm tiếp thu những vướng mắc của các doanh nghiệp trong các vấn đề. Ông Phương cũng khẳng định trước các chuyên gia, cùng gần 300 DN Hà Nội về sự đồng hành “đồng cam cộng khổ” và hỗ trợ công tác hỗ trợ quảng bá truyền thông để DN kết nối tiêu thụ sản phẩm kết hợp thương mại du lịch trong và ngoài nước.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...