Nửa đầu tháng 9, nhập khẩu ôtô tiếp tục giảm mạnh

Mặc dù lượng ô tô nhập khẩu về Việt Nam mấy tháng gần đây liên tục sụt giảm, song lũy kế từ đầu năm đến hết nay, số lượng ô tô nguyên chiếc các loại tăng so với cùng kỳ năm trước.

Số liệu xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 9/2021 do Tổng cục Hải quan công bố cho thấy trong khoảng thời gian này, cả nước nhập khẩu 2.635 ôtô nguyên chiếc các loại với tổng kim ngạch 67 triệu USD. 

Số lượng nhập khẩu ôtô nguyên chiếc trong nửa đầu tháng 9 chỉ bằng 1/4 so với tổng lượng nhập trong tháng 8 trước đó. Lượng nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng… cũng giảm 231 triệu USD so với nửa cuối tháng 8, tương ứng giảm 11,1%, cho thấy có dấu hiệu sự sụt giảm sản xuất ở lĩnh vực công nghiệp, trong đó có sản xuất ôtô.

Trước đó, theo thống kê của Tổng cục Hải Quan, lượng ôtô nguyên chiếc nhập khẩu vào Việt Nam trong tháng 8 cũng giảm mạnh (29,3%) so với cùng kỳ 2020, đạt 10.179 chiếc, tương ứng giá trị 222 triệu USD. Riêng xe con, số lượng nhập khẩu là 7.520 xe, giảm 30% so với tháng 7.

Trong số các quốc gia xuất khẩu ôtô con nhiều nhất sang Việt Nam, Thái Lan và Indonesia chiếm tỷ trọng lớn nhất. Cụ thể trong tháng 8, xe từ Thái Lan đạt 5.057 chiếc, Indonesia 1.654 chiếc. Như vậy, lượng xuất khẩu xe con từ hai nước này sang Việt Nam chiếm khoảng 89%.

Tuy lượng nhập xe con trong tháng 8 giảm nhưng lũy kế từ đầu 2021 tăng mạnh (82% so với cùng kỳ 2020), cho thấy nhập khẩu vẫn là mảng kinh doanh quan trọng trong cấu trúc phân phối xe của nhiều hãng tại Việt Nam, dù các chính sách của nhà nước ưu tiên phát triển xe lắp ráp nội địa.

Tính chung từ đầu năm đến ngày 15/9, tổng lượng ôtô nguyên chiếc nhập khẩu đạt 108.282 chiếc với kim ngạch 2,4 tỉ USD.

Mới đây, Bộ Công Thương công bố dự thảo Thông tư quy định cửa khẩu nhập khẩu ôtô chở người dưới 16 chỗ ngồi, thay thế Thông tư số 06/2019/TT-BCT. Với dự thảo Thông tư lần này, Bộ Công Thương bổ sung thêm cửa khẩu cảng biển Thanh Hoá (Nghi Sơn) cũng được nhập khẩu ôtô chở người dưới 16 chỗ.

Như vậy, ôtô chở người dưới 16 chỗ ngồi chỉ được nhập khẩu về Việt Nam qua các cửa khẩu cảng biển: Quảng Ninh (Cái Lân), Hải Phòng, Thanh Hóa (Nghi Sơn), Đà Nẵng, TP HCM, Bà Rịa-Vũng Tàu.

Dự thảo cũng đề xuất quy định trên không áp dụng đối với các trường hợp sau: Nhập khẩu, tạm nhập tái xuất của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; nhập khẩu phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh theo kế hoạch do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; nhập khẩu phục vụ các mục đích cá biệt theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; nhập khẩu phục vụ các mục đích trưng bày, hội chợ, triển lãm, nghiên cứu khoa học; quá cảnh với các nước có chung đường biên giới và kinh doanh chuyển khẩu.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

1C Việt Nam với nền tảng Low-Code mạnh mẽ đã hỗ trợ nhiều doanh nghiệp triển khai ERP thành công

Giải pháp ERP trên nền tảng công nghệ Low-Code của 1C Việt Nam

Ngày càng nhiều doanh nghiệp nhận ra tầm quan trọng của việc ứng dụng ERP để nâng cao hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa quy trình và đưa ra quyết định kinh doanh chính xác hơn… Tuy nhiên, việc triển khai ERP vẫn còn gặp nhiều thách thức, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ…

Gói cước 5G có gì mới so với 4G?

Gói cước 5G có gì mới so với 4G?

Trong kỷ nguyên công nghệ 4.0, mạng 5G đang mở ra một cuộc cách mạng mới trong việc kết nối và trải nghiệm Internet, mang đến tốc độ nhanh hơn và dung lượng lớn hơn gấp nhiều lần so với 4G…