Ông Tô Như Toàn nói gì về việc thâu tóm hai dự án An Hưng và Thảo Điền?

Lãnh đạo CTCP Đầu tư Văn Phú Invest (mã: VPI) đã giải đáp nhiều câu hỏi băn khoăn của nhà đầu tư về việc niêm yết cổ phiếu VPI, khả năng tài chính để triển khai hàng loạt dự án lớn…
Ông Tô Như Toàn nói gì về việc thâu tóm hai dự án An Hưng và Thảo Điền?

Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tô Như Toàn giải đáp thắc mắc của nhà đầu tư

Chiều 24/11, Văn Phú Invest đã tổ chức buổi roadshow giới thiệu cơ hội đầu tư vào cổ phiếu VPI dự kiến sẽ chào sàn HNX vào ngày 29/11 tới đây. Tổng khối lượng niêm yết là 160 triệu cổ phiếu, tương ứng vốn điều lệ 1.600 tỷ đồng. Giá giao dịch phiên đầu tiên là 27.600 đồng/CP.

Ngay trước thềm niêm yết, VPI đã gây xôn xao thị trường về quy mô vốn của doanh nghiệp có sự tăng trưởng đột biến nhờ các đợt tăng vốn dồn dập thời gian gần đây. Trong vòng 3 tháng trước ngày lên sàn, Văn Phú Invest đã tăng vốn nhanh chóng từ 262 tỷ đồng lên 1.600 tỷ đồng, gấp 6 lần.

Tại buổi roadshow, nhà đầu tư đã đặt ra nhiều câu hỏi liên quan đến hoạt động đầu tư các dự án bất động sản (chung cư, biệt thự, dự án BT…), nguồn tài chính để triển khai, hoạt động M&A dự án…

Nói về lý do niêm yết trên HNX ở thời điểm này, lãnh đạo Văn Phú Invest chia sẻ, công ty đã hình thành và phát triển được 15 năm, là khoảng thời gian đủ chín muồi để có bước phát triển mới. Sau thời gian chục năm tích luỹ tài chính, kinh nghiệm phát triển dự án và thị trường. Côgn ty đã đặt ra kế hoạch phát triển cụ thể cho 10 năm tiếp theo với định hướng rõ ràng, bài bản. Các cổ đông của công ty ngày càng lớn hơn, vượt hơn 100 cổ đông do đó công ty quyết định sẽ niêm yết trên HNX.

Về việc tăng vốn nhanh chóng, lãnh đạo VPI giải thích là “nhằm đáp ứng kế hoạch đầu tư các dự án trong thời gian tới”.

Nhà đầu tư đặt câu hỏi về thương vụ mua lại 2 dự án bất động sản An Hưng và Thảo Điền mà Văn Phú Invest đã thực hiện mới đây.

Ông Tô Như Toàn, Chủ tịch HĐQT Văn Phú Invest cho biết, công ty đã nhận chuyển nhượng dự án An Hưng từ CTCP Đầu tư Đô thị An Hưng với tổng giá trị chuyển nhượng hơn 747 tỷ đồng. Dự án có quy mô 35.000m2 và hiện đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Mục đích sử dụng đất là khu nhà ở hỗn hợp, thương mại. Theo kế hoạch, công ty sẽ đầu tư 4 toà chung cư cao tầng và 166 căn nhà ở thấp tầng vào năm 2018.

Cùng thời điểm, VPI đã nhận chuyển nhượng dự án Thảo Điền từ Công ty TNHH xây dựng Thế Minh với giá trị chuyển nhượng là 162 tỷ đồng. Khu đất này đã có giấy chứng quyền sử dụng đất cho diện tích gần 5.000m2, thời gian nhận chuyển nhượng năm 2010. HĐQT đã phê duyệt chuyển nhượng lại khu đất này cho đối tác là CTCP đầu tư bất động sản SIC. SIC đã đặt cọc 30 tỷ đồng để đảm bảo cho việc nhận chuyển nhượng khu đất này.

Theo bản cáo bạch, Văn Phú Invest cũng được chấp thuận đầu tư ở nhiều dự án khác như dự án Nam Sầm Sơn – Thanh Hóa có diện tích 26ha, dự án Saphire Tower 83 Hào Nam, Giảng Võ Complex, khách sạn Hồ Tây…. Ngoài ra, VPI còn triển khai một loạt dự án BT như Đại học kỹ thuật Hậu cần Công An Nhân dân, Trụ sở mới Đại học Y tế Công Cộng, góp vốn đầu tư dự án Nâng cấp Quốc lộ 1 đoạn Hà Nội - Bắc Giang với tổng chiều dài 45,8km…

Trước tham vọng phát triển hàng loạt dự án quy mô lớn, cùng lúc, một số NĐT bày tỏ lo ngại về năng lực triển khai dự án của VPI. Tuy nhiên, lãnh đạo VPI đã trấn an nhà đầu tư và cho rằng việc bắt tay hợp tác với các nhà thầu lớn như Coteccons… sẽ đảm bảo triển khai được các dự án lớn theo kế hoạch.

Bên cạnh đó, “công ty có lộ trình tăng vốn để huy động nguồn tài chính cùng với các nguồn lực bên ngoài để đảm bảo hoàn thành kế hoạch đầu tư”, ông Toàn nói.

Về các dự án BT tại Hà Nội và TP.HCM, ông Toàn cung cấp tiến độ triển khai dự án BT Hà Đông đã được thành phố chấp thuận chọn VPI làm nhà đầu tư và đang phê duyệt báo cáo nghiêm cứu khả thi để trình lên thành phố phê duyệt ký hợp đồng BT. Hiện, thành phố đang bố trí quỹ đất cho nhà đầu tư BT triển khai dự án.

Về các đợt phát hành tăng vốn ồ ạt thời gian qua cho đối tượng nào khi thị trường không có bất kỳ thông tin nào?

Theo lãnh đạo VPI, công ty chỉ phát hành cho cổ đông hiện hữu, không chào bán ra bên ngoài. Song khi niêm yết, lượng cổ phiếu VPI sẽ được luân chuyển ra thị trường cho nhà đầu tư giao dịch, nắm giữ. Các lãnh đạo công ty vẫn tiếp tục nắm giữ cổ phiếu và tài sản công ty, đồng thời rất chào đón các nhà đầu tư, quỹ, tổ chức tài chính đầu tư vào cổ phiếu VPI.

Công ty THG Holdings là cổ đông lớn sở hữu 23,44% vốn điều lệ của VPI, vậy ông Toàn sở hữu bao nhiêu cổ phần tại đây?

Ông Tô Như Toàn cho biết ông hiện sở hữu 25% cổ phần VPI và nắm hơn 40% tại THG Holdings.

Có thể thấy, việc sở hữu gián tiếp VPI thông qua THG Holdings thì ông Toàn hiện là cổ đông lớn nhất tại VPI. Ngoài ra, ông Tô Như Thắng, Tổng giám đốc VPI sở hữu 7,06% vốn điều lệ công ty. 

 >> Văn Phú Invest chuẩn bị niêm yết 160 triệu cổ phiếu trên HNX

Có thể bạn quan tâm

Có hiện tượng người tham gia đấu giá trả giá cao bất thường, có dấu hiệu thổi giá trong đấu giá đất

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh hoạt động đấu giá đất

Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường, kịp thời phát hiện các bất cập trong quy định pháp luật để tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp...

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Với mức giá bất động sản hiện tại, những người có thu nhập rất khó sở hữu một căn nhà. Tuy nhiên, các chuyên gia bất động sản chỉ ra rằng, giải pháp không nằm ở nội đô chật chội mà ở các khu vực ven đô đang phát triển…