Phát triển du lịch bền vững: Rừng vàng, biển bạc cũng bởi tay người

Việc ngành du lịch đặt mục tiêu đến năm 2020 đóng góp trên 10% GDP và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn với sự phát triển bền vững vẫn là bài toán khó với Việt Nam, khi chúng ta còn mải miết tranh cãi giữa bảo tồn với phát triển, và để lãng phí tài nguyên.
Sun World Ba Na Hills (Đà Nẵng)
Sun World Ba Na Hills (Đà Nẵng)

Nghịch lý nhà giàu “đóng kho thóc”

Tổ chức Du lịch Thế giới xếp hạng tài nguyên thiên nhiên để phát triển du lịch của Việt Nam đứng thứ 35/140 trên toàn cầu, tài nguyên văn hóa đứng thứ 29. Việt Nam được đánh giá sở hữu kho tài nguyên đầy màu sắc, với sự tương phản giữa các siêu đô thị phát triển ào ạt và văn hóa truyền thống cùng song hành.

Hơn 40.000 di tích, thắng cảnh trong đó có khoảng hơn 3.000 di tích được xếp hạng di tích quốc gia và hơn 5.000 di tích được xếp hạng cấp tỉnh là con số mà rất nhiều quốc gia mơ ước. Việt Nam cũng có tới 8 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Hệ thống 9 khu dự trữ sinh quyển thế giới được UNESCO công nhận và hơn 30 vườn quốc gia, trong đó có 6 vườn di sản ASEAN còn giữ gần như nguyên vẹn về hệ sinh thái, đa dạng và giá trị nổi bật quần thể. Đặc biệt, tài nguyên 400 nguồn nước nóng từ 40-150 độ, đứng thứ 27 trong số 156 quốc gia có biển trên thế giới với 125 bãi tắm biển, hầu hết là các bãi tắm đẹp và là 1/12 quốc gia có vịnh đẹp nhất thế giới là vịnh Hạ Long và vịnh Nha Trang vẫn chưa được tận dụng hết.

Phố cổ Hội An
Phố cổ Hội An

Xét về tài nguyên du lịch, chúng ta là “nhà giàu của thế giới”. Nhưng báo cáo năng lực cạnh tranh du lịch toàn cầu năm 2015 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Việt Nam vẫn chỉ xếp hạng 75 trong tổng số 141 nền kinh tế được đánh giá. Số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam năm 2015 chỉ bằng 27% của Thái Lan, 31% của Malaysia, 52% của Singapore. Tốc độ tăng trưởng du lịch của Việt Nam cũng không cao, bình quân 7% trong giai đoạn 2011-2015, trong khi ở Thái Lan và Singapore lần lượt 12% và 10%. So với các nước thuộc nhóm dưới, Việt Nam cũng có tốc độ tăng trưởng trung bình thấp hơn so với Philippines (8%), Lào (15%) và Myanmar (51%).

Những con số trên là tấm gương phản chiếu một nghịch lý buồn: dù dự thừa lợi thế phát triển, nhưng du lịch Việt Nam nhiều năm liền vẫn chưa thoát khỏi hình ảnh một điểm đến giá rẻ với sản phẩm đơn điệu và chất lượng dịch vụ “thường thường bậc trung”. Tỷ lệ khách quốc tế quay trở lại Việt Nam vì thế mãi vẫn chưa nhích được quá con số 10%.

Chìa khóa nào cho sự phát triển bền vững?

Rất nhiều nghiên cứu, giải pháp đã được các chuyên gia hiến kế, để du lịch Việt Nam bứt phá, bắt kịp láng giềng, phát triển bền vững. Và giải pháp phát huy hiệu quả cao nhất trong những năm qua là đầu tư đồng bộ để khai thác một cách có hiệu quả tài nguyên sẵn có, tạo nên những sản phẩm du lịch độc đáo gắn với bảo vệ môi trường và thay đổi cách làm du lịch chỉ dựa dẫm vào thiên nhiên.

Cầu Vàng trên đỉnh Sunworld Bà Nà Hills
Cầu Vàng trên đỉnh Sunworld Bà Nà Hills

Thực tế, giải pháp đó đã đem đến cho du lịch Việt Nam một sự thay đổi mạnh mẽ trong vòng 5 năm qua, khi ngành du lịch mở cửa, mời gọi các nhà đầu tư tư nhân lớn như Vingroup, Sun Group, BRG, FLC… đầu tư vào hạ tầng cơ sở du lịch. Năm 2009, Việt Nam mới có 33 khách sạn 5 sao, 90 khách sạn 4 sao và 176 khách sạn 3 sao. Nay thì từ Hà Nội vào Đà Nẵng, Nha Trang, TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Phú Quốc… hàng loạt khách sạn, resort cao cấp đã được đầu tư xây dựng bài bản và quản lý chuyên nghiệp, khiến Việt Nâm nổi lên như một “hiện tượng” nghỉ dưỡng đẳng cấp.

Từ chỗ cả nước chỉ có một vài khu vui chơi giải trí, đến giờ nhiều tỉnh thành phố như Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc, Quảng Ninh… trở thành điểm hút khách du lịch, với những khu vui chơi giải trí tầm cỡ quốc tế như Sun World Ba Na Hills (Đà Nẵng), Sun World Fansipan Legend (Sa Pa), Sun World Halong Complex (Hạ Long), Sun World Hon Thom Nature Park (Phú Quốc), Vinpearl Land (Nha Trang), Vinpearl Land Phú Quốc, Vinpearl Safari Phú Quốc,…

Vịnh Hạ Long
Vịnh Hạ Long

Du lịch Việt Nam đã từng bước thăng hạng và định hình đẳng cấp. Số liệu mới nhất của Hiệp hội Du lịch châu Á - Thái Bình Dương (PATA) vừa công bố, tính đến hết quý II/2019, Việt Nam đứng thứ 10 trong số các quốc gia, vùng lãnh thổ đón khách cao nhất châu Á- Thái Bình Dương và đứng thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á. Về số lượng khách quốc tế đến, trong 10 điểm đến đón lượng khách cao nhất 6 tháng đầu năm 2019 có tên Việt Nam.

Rõ ràng, chúng ta đã tìm đúng chiếc “chìa khóa” để phát triển du lịch, thay vì ôm khư khư tài nguyên hữu hạn và ăn mòn vào đó. Nhiều dự án du lịch đã chứng tỏ việc phát triển cũng là góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Như trường hợp dự án Bà Nà Hills tại Đà Nẵng là một minh chứng. Công bố của Đà Nẵng về chất lượng rừng khu bảo tồn Bà Nà - Núi Chúa cũng chỉ rõ, diện tích rừng giàu ngày càng tăng lên, từ hơn 8.000 ha năm 2008 lên hơn 17.000 ha năm 2017. Kể từ khi Sun World Ba Na Hills đi vào hoạt động, vấn nạn phá rừng, khai thác gỗ trái phép hay xử lý cháy rừng cũng được giải quyết đáng kể. Và thực tế, dự án này là một trong những sản phẩm du lịch độc đáo nhất góp phần không nhỏ đưa Đà Nẵng thành điểm phải đến trên thế giới.

Góc xanh mát mắt tại Sun World Ba Na Hills
Góc xanh mát mắt tại Sun World Ba Na Hills

Chìa khóa đã có, vấn đề là cần trao cho ai để du lịch có thể phát triển bền vững. Nói như PGS. TS Trần Đình Thiên thì: “Nếu cứ để du lịch tràn ngập bột phát, đẳng cấp quá thấp thì rất mệt. Chúng ta phải nỗ lực nhanh chóng nâng cấp nó. Những chỗ tốt phải biết mời gọi các nhà đầu tư có tầm nhìn đến mới phát huy được tiềm năng tài nguyên thiên nhiên, nếu không thì rất lãng phí”.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Madam Pang sở hữu bộ sưu tập hàng hiệu đồ sộ

Người đứng sau đế chế Hermes tại “xứ chùa Vàng”

Madam Pang được người hâm mộ bóng đá biết đến là Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Thái Lan, nhưng có thể nhiều người chưa biết, bà còn là nữ doanh nhân đứng sau “đế chế” thời trang đồ hiệu xa xỉ trên đất Thái…

Rủi ro tiềm ẩn khi chơi Pickleball

Rủi ro tiềm ẩn khi chơi Pickleball

Mặc dù mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ, nhưng bộ môn thể thao Pickleball cũng tiềm ẩn những nguy cơ gây chấn thương khó lường…