Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Đề án hợp nhất hai bộ theo nguyên tắc "1 việc không giao cho 2 người"

Nằm trong kế hoạch sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ hợp nhất với Bộ Tài nguyên và Môi trường, dự kiến tên sau khi sắp xếp là Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên, Môi trường…

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà

Phát biểu tại cuộc làm việc với 2 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, cùng các bộ, ngành liên quan về đề án hợp nhất 2 Bộ này, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đánh giá cao tinh thần chủ động, khẩn trương của lãnh đạo 2 bộ trong việc thúc đẩy hoàn thành đề án sáp nhập.

Theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, việc hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với Bộ Tài nguyên và Môi trường nhằm mục tiêu giảm chồng chéo, trùng lặp, mâu thuẫn hay bỏ sót nhiệm vụ quản lý Nhà nước, đồng thời tổ chức bộ máy khoa học, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ quản lý Nhà nước trong tình hình mới.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, việc sắp xếp, tinh gọn, hợp nhất của hai bộ là nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng, không thể chậm đổi mới hơn nữa, nhằm giảm bớt các đầu mối quản lý Nhà nước chuyên ngành, theo nguyên tắc “1 việc không giao cho 2 người”.

Đề án hợp nhất bộ máy, tổ chức của hai bộ phải dựa trên cơ sở chính trị, pháp lý, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn; bảo đảm tính kế thừa, ổn định, phát triển; dựa trên tư duy quản lý tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực. Quá trình thực hiện hợp nhất cần phát huy tinh thần khoa học, tập thể, dân chủ, khách quan "không hợp nhất một cách cơ học".

page.jpg
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy (ảnh trái) và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan

Trước đó, tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy đã báo cáo phương án hợp nhất, sắp xếp các đơn vị trực thuộc giữa hai bộ. Theo đó, đối với những cục, vụ quản lý đặc thù, chuyên ngành của mỗi bộ sẽ được sắp xếp tinh gọn tối đa; những lĩnh vực có chức năng, nhiệm vụ quản lý giao thoa sẽ tiến hành tích hợp, bổ sung chức năng nhiệm vụ để bảo đảm quản lý thống nhất, thông suốt, không để khoảng trống.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ hợp nhất các đơn vị tham mưu, tổng hợp tương ứng; rà soát, sắp xếp tinh gọn các đơn vị sự nghiệp. Các đại biểu cũng trao đổi, thảo luận về tên gọi dự kiến của bộ mới; phương án nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ về bộ máy, tổ chức, hoạt động của bộ mới từ Trung ương đến địa phương.

Ghi nhận sự chủ động của lãnh đạo hai bộ, Phó Thủ tướng giao lãnh đạo 2 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường thành lập ngay tổ công tác, có sự tham gia của các bộ, ngành liên quan, để hoàn thành đúng thời hạn: Báo cáo tổng kết Nghị quyết số 18/NQ-TW về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức, bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, Nghị quyết số 19/NQ-TW về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó làm rõ cơ sở chính trị, pháp lý, tồn tại, yếu kém, bài học kinh nghiệm quốc tế, giải pháp…; đề án hợp nhất 2 bộ; đề án thành lập Đảng bộ của bộ hợp nhất trực thuộc Đảng bộ Chính phủ; phương án sử dụng cơ sở vật chất, hạ tầng sau khi hợp nhất…

Hai bộ cũng phải khẩn trương rà soát toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật, làm rõ vướng mắc liên quan đến áp dụng các quy định pháp luật thuộc phạm vi quản lý Nhà nước, đề xuất hướng xử lý cho phù hợp, bảo đảm tính ổn định, kế thừa, liên thông, không để khoảng trống trong quản lý Nhà nước trong quá trình thực hiện hợp nhất.

Bộ Nội vụ phối hợp hướng dẫn tiêu chí sắp xếp lại cán bộ, công chức, viên chức sau khi thực hiện hợp nhất, bảo đảm khách quan, dân chủ, khoa học.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…