Phố Wall chững lại khi các nhà đầu tư chờ đợi dữ liệu CPI

Chứng khoán Mỹ về cơ bản không thay đổi khi kết thúc phiên giao dịch 8/4, với các nhà đầu tư kiên nhẫn chờ đón dữ liệu lạm phát quan trọng trong tuần này cũng như thời điểm bắt đầu mùa thu nhập quý đầu tiên...

Phố Wall chững lại khi các nhà đầu tư chờ đợi dữ liệu CPI

Kết thúc phiên 8/4, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 11,24 điểm (-0,03%) xuống 38.892,80 điểm, S&P 500 mất 1,95 điểm (-0,04%) còn 5.202,39 điểm và Nasdaq Composite tăng 5,44 điểm (+0,03%) lên 16.253,96 điểm.

Trong số 11 lĩnh vực chính của S&P 500, có 6 lĩnh vực đóng cửa ở mức thấp, trong đó cổ phiếu năng lượng có tỷ lệ giảm lớn nhất. Ngược lại, ngành bất động sản ghi nhận mức tăng cao nhất.

Tesla đã mang đến động lực cho Nasdaq, tăng 4,9% sau khi CEO Elon Musk cho biết công ty sẽ trình làng Robotaxi tự lái vào ngày 8/8.

Các cổ phiếu liên quan đến tiền điện tử cũng hoạt động tốt, theo sát đà đi lên của giá Bitcoin. Nhà điều hành sàn giao dịch Coinbase Global và công ty phần mềm MicroStrategy lần lượt tăng 6,7% và 5,1%.

Trong khi đó, cổ phiếu Boeing mất 0,8% sau khi vỏ động cơ một chiếc Boeing 737-800 của Southwest Airlines rơi ra khi cất cánh ở Denver (Mỹ) và đập vào vạt cánh, tiếp tục gây hoang mang về các vấn đề kỹ thuật tại nhà sản xuất máy bay hàng đầu thế giới.

Khối lượng giao dịch trên các sàn chứng khoán Mỹ là 9,50 tỷ cổ phiếu, thấp hơn so với mức trung bình 11,53 tỷ cổ phiếu trong 20 ngày giao dịch vừa qua.

S&P 500 và Dow Jones ghi nhận mức giảm nhẹ trong khi Nasdaq kết thúc ở mức cao hơn trên danh nghĩa. Cả ba đều được kiểm soát bởi xu hướng lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ chuẩn tăng lên mốc cao nhất kể từ tháng 11/2023 sau báo cáo việc làm vào cuối tuần trước. Báo cáo đó làm tăng khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể trì hoãn việc thực hiện đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên.

Sam Stovall, giám đốc đầu tư tại CFRA Research cho biết: “Phố Wall đang điều chỉnh kỳ vọng để phản ánh thực tế rằng Fed trì hoãn thời điểm cắt giảm lãi suất. Hiện tại, khả năng lớn nhất là việc cắt giảm lãi suất sẽ diễn ra tại cuộc họp FOMC tháng 7 chứ không phải tháng 6 như dự đoán trước đây”.

Vào 10/4 tới, báo cáo Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3 của Bộ Lao động Mỹ dự kiến sẽ cho thấy tốc độ tăng giá hàng tháng giảm nhẹ và chỉ số cốt lõi hàng năm giảm danh nghĩa, không bao gồm các mặt hàng thực phẩm và năng lượng dễ biến động.

“Có lẽ đây là ngày tốt hơn để xem nhật thực hơn là giao dịch chứng khoán. Tôi nghĩ hầu hết mọi người đều vẫn đang chờ đợi số liệu CPI”, Jay Hatfield, Giám đốc điều hành và quản lý danh mục đầu tư tại InfraCap nhận xét.

Cũng trong ngày, Chủ tịch Fed Chicago Austan Goolsbee bình luận rằng ngân hàng trung ương phải cân nhắc xem có thể duy trì chính sách hạn chế của mình trong bao lâu mà không gây tổn hại cho nền kinh tế.

Mùa báo cáo quý đầu tiên sẽ chính thức bắt đầu vào 12/4 với số liệu từ các ngân hàng lớn của Mỹ như JPMorgan Chase & Co, Citigroup Inc và Wells Fargo & Co.

Trên thị trường năng lượng, giá dầu giảm trong phiên 8/4, kết thúc đợt phục hồi kéo dài nhiều phiên sau khi Israel đưa bớt quân ra khỏi miền nam Gaza và bắt đầu vòng đàm phán ngừng bắn mới với Hamas.

Hợp đồng tương lai dầu Brent giảm 79 cent, tương đương 0,9%, xuống mức 90,38 USD/thùng. Dầu thô WTI của Mỹ đóng cửa giảm 48 cent, tương đương 0,6%, ở mức 86,43 USD.

Đó là mức giảm đầu tiên trong 5 phiên đối với Brent và là lần giảm đầu tiên trong 7 phiên đối với WTI.

Cũng gây áp lực lên giá dầu là kỳ vọng rằng tồn kho dầu thô của Mỹ có thể tăng trong tuần trước.

Andrew Lipow, chủ tịch Hiệp hội Dầu Lipow cho biết, trên thực tế, mức giảm của giá dầu đã bị hạn chế bởi sự không chắc chắn xung quanh việc Iran sẽ phản ứng thế nào sau vụ đánh bom lãnh sự quán của nước này ở Syria vào tuần trước.

Trong số các yếu tố ảnh hưởng đến triển vọng nhu cầu dầu, báo cáo việc làm của Mỹ vào cuối tuần trước cho thấy nền kinh tế đã kết thúc quý đầu tiên trên nền tảng vững chắc, điều này có thể khiến Cục Dự trữ Liên bang trì hoãn việc cắt giảm lãi suất. Các nhà đầu tư sẽ đón chờ dữ liệu chỉ số giá tiêu dùng từ Mỹ và Trung Quốc trong tuần này để có thêm manh mối về sức khỏe kinh tế của hai quốc gia tiêu thụ dầu hàng đầu thế giới.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Sabeco chi gần 3.800 tỷ đồng trả cổ tức

Sabeco chi gần 3.800 tỷ đồng trả cổ tức

Trong khi nhiều doanh nghiệp dè dặt thắt chặt dòng tiền, Sabeco lại khiến thị trường xôn xao với kế hoạch chi cổ tức tiền mặt lên tới gần 3.800 tỷ đồng dù kết quả kinh doanh quý I vẫn đang chịu sức ép từ cạnh tranh và chính sách thuế...

Chứng khoán Mỹ trượt giảm, giá dầu tăng vọt 3%

Chứng khoán Mỹ trượt giảm, giá dầu tăng vọt 3%

Chứng khoán Mỹ giảm điểm sau khi Tổng thống Donald Trump đưa ra những phát biểu thiếu chắc chắn về các thỏa thuận thương mại toàn cầu. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng đang thận trọng chờ đợi quyết định lãi suất từ Fed…

Dòng tiền chưa trở lại, VN-Index vẫn phải chờ cú hích từ đàm phán thương mại Việt - Mỹ

Dòng tiền chưa trở lại, VN-Index vẫn phải chờ cú hích từ đàm phán thương mại Việt - Mỹ

Ngày đầu vận hành hệ thống KRX, thị trường chứng khoán Việt Nam bật tăng trong kỳ vọng nâng hạng, nhưng đà phục hồi vẫn thiếu lực khi dòng tiền còn dè dặt và các công ty chứng khoán cho rằng thị trường nhiều khả năng sẽ tiếp tục đi ngang trong ngắn hạn trước khi bước vào xu hướng rõ ràng hơn...

 Vinpearl, TCBS, Hoa Sen và những cuộc chơi tỷ đô

Vinpearl, TCBS, Hoa Sen và những cuộc chơi tỷ đô

Giữa những thách thức của nền kinh tế, các "ông lớn" như Vingroup, Techcombank, Tập đoàn Hoa Sen vẫn đang âm thầm tìm kiếm cơ hội tái cấu trúc và mở rộng hoạt động kinh doanh. Một trong những chiến lược họ nhắm tới chính là IPO các công ty con...