Chứng khoán Mỹ tăng nhẹ, giá dầu ghi nhận mức cao mới

S&P 500 và Nasdaq đóng cửa tăng điểm vào 3/4 sau khi dữ liệu cho thấy tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ Mỹ đã chậm lại trong tháng 3…

Chứng khoán Mỹ tăng nhẹ, giá dầu ghi nhận mức cao mới

Kết thúc phiên 3/4, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 43,1 điểm (-0,11%) xuống 39.127,14 điểm, S&P 500 tăng 5,68 điểm (+0,11%) lên 5.211,49 điểm và Nasdaq Composite thêm 37,01 điểm (-0,23%) thành 16.277,46 điểm.

Hầu hết các lĩnh vực chính của S&P 500 đều tăng điểm, dẫn đầu là năng lượng, vật liệu và dịch vụ truyền thông.

Ở các diễn biến riêng lẻ, cổ phiếu Paramount Global tăng 1,3% sau khi Reuters đưa tin công ty đang đàm phán sáp nhập độc quyền với Skydance thông qua lời đề nghị hoàn toàn bằng tiền mặt trị giá 26 tỷ USD từ Apollo Global Management.

Cổ phiếu niêm yết tại New York của BlackBerry Ltd nhích hơn 6% nhờ công bố lợi nhuận bất ngờ trong quý 4.

Hãng thời trang Levi Strauss & Co tăng 7,7% sau khi đạt được kết quả hàng quý tốt hơn mong đợi.

Trong số các mã giảm giá, Ulta Beauty lao dốc 15,3% do công bố ảm đạm về dự báo kinh doanh tại một hội nghị trong ngành. Cổ phiếu của e.l.f. Beauty và Coty cũng giảm.

Intel mất 8,2% sau tiết lộ về khoản lỗ 7 tỷ USD đối với hoạt động sản xuất chip trong năm 2023, cao hơn mức 5,2 tỷ USD được báo cáo vào năm trước đó.

Khối lượng giao dịch trên các sàn chứng khoán Mỹ là 11,03 tỷ cổ phiếu, thấp hơn so với mức trung bình 11,76 tỷ cổ phiếu trong cả phiên trong 20 ngày giao dịch vừa qua.

Về khía cạnh kinh tế, chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell đã tái khẳng định trong một bài phát biểu trong ngày rằng Fed sẽ tuân theo cách tiếp cận thận trọng và cân nhắc thời điểm bắt đầu cắt giảm lãi suất dựa trên sức mạnh của nền kinh tế Mỹ và dữ liệu lạm phát.

Trước đó, dữ liệu từ Viện Quản lý Cung ứng cho thấy PMI phi sản xuất đã giảm trong tháng thứ hai liên tiếp xuống 51,4 điểm trong tháng 3, hạ từ mức 52,6 trong tháng 2 và yếu hơn so với các nhà phân tích dự kiến.

Chỉ số trên 50 điểm cho thấy sự tăng trưởng trong ngành dịch vụ, vốn chiếm hơn 2/3 nền kinh tế và dữ liệu vẫn cho thấy nền kinh tế Mỹ tiếp tục mở rộng, mặc dù với tốc độ vừa phải.

“Hầu hết mọi động thái của thị trường đều liên quan đến Fed và kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất. Tôi nghĩ đó thực sự là điều đang đè nặng lên thị trường trong vài ngày qua”, Tim Ghriskey, chiến lược gia danh mục đầu tư cấp cao tại Ingalls & Snyder nhận xét.

Ngân hàng trung ương Mỹ dự kiến ​​sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất sớm nhất là vào tháng 6, nhưng với dữ liệu kinh tế mạnh mẽ gần đây, nhiều người đã đặt câu hỏi về tính thực tế của khả năng này.

Trong các bình luận riêng với CNBC hôm thứ Tư, Chủ tịch Fed Atlanta Raphael Bostic cho biết lãi suất có thể sẽ không được hạ xuống cho đến tận quý 4 năm nay.

Trên thị trường năng lượng, giá dầu ghi nhận mức cao nhất kể từ tháng 10 vào phiên 3/4 khi các nhà đầu tư lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung do xung đột ở Trung Đông.

Hợp đồng tương lai dầu Brent tăng 43 cent, tương đương 0,5%, đạt 89,35 USD/thùng và giá dầu WTI của Mỹ tăng 28 cent, tương đương 0,3%, lên 85,43 USD/thùng.

Cả hai hợp đồng đều tăng hơn 1 USD vào đầu phiên do lo ngại ngày càng tăng về khả năng thiếu hụt nguồn cung trong giai đoạn lái xe cao điểm vào mùa hè.

Cuộc họp của các bộ trưởng hàng đầu thuộc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh (OPEC+) đã giữ nguyên các quy định chính sách về nguồn cung và yêu cầu một số nước tăng cường tuân thủ cắt giảm sản lượng. Một số thành viên trong nhóm sẽ cắt giảm sâu để bù cho tình trạng dư cung trong quý đầu tiên. OPEC+ cũng cho biết Nga sẽ chuyển sang hạn chế sản lượng thay vì hạn chế xuất khẩu.

Nhà phân tích Giovanni Staunovo của UBS cho biết: “Nếu việc cắt giảm sâu hơn sẽ được thực hiện thì sản lượng của OPEC+ sẽ có xu hướng giảm mạnh trong quý 2 - giai đoạn mà nhu cầu tăng theo mùa”.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...