Chứng khoán Mỹ mất mốc lịch sử vì lợi suất trái phiếu tăng

Chỉ số Dow Jones và S&P 500 giảm trong phiên 1/4 do các nhà đầu tư lo lắng về thời điểm Cục Dự trữ Liên bang cắt giảm lãi suất sau khi dữ liệu sản xuất mạnh hơn dự kiến đã đẩy lãi suất trái phiếu Kho bạc tăng cao…

Chứng khoán Mỹ mất mốc lịch sử vì lợi suất trái phiếu tăng

Chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones giảm 240,52 điểm, tương đương 0,60%, xuống 39.566,85, S&P 500 mất 10,58 điểm, tương đương 0,20%, xuống 5.243,77 và Nasdaq Composite tăng 17,37 điểm, tương đương 0,11%, lên 16.396,83.

Phần lớn các lĩnh vực thuộc S&P 500 đều giảm, trong đó bất động sản, chăm sóc sức khỏe và dịch vụ tiện ích nằm trong số những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Trong khi đó, chỉ số năng lượng đi lên khi giá dầu thô tăng.

Trong số những mã giảm giá trong ngày, cổ phiếu AT&T trượt 0,6% sau khi “gã khổng lồ” viễn thông Mỹ xác nhận về một vụ rò rỉ dữ liệu lớn của 73 triệu khách hàng hiện tại và trước đây.

Trump Media & Technology Group Corp lao dốc 21% sau khi báo cáo khoản lỗ ròng 58,2 triệu USD so với lợi nhuận 50,52 triệu USD một năm trước đó.

Trong khi đó, Microsoft tăng gần 1% khi công ty tiết lộ kế hoạch cung cấp ứng dụng trò chuyện và video Teams như một sản phẩm độc lập, tách biệt khỏi bộ Office trên quy mô toàn cầu.

Alphabet Inc Class A đóng cửa thêm 3% nhờ các bình luận lạc quan từ Jefferies về cổ phiếu trong bối cảnh kỳ vọng rằng công ty có thể giải quyết một số lo ngại của nhà đầu tư đối với hoạt động kinh doanh quảng cáo và doanh thu từ đám mây, vốn đang tụt lại phía sau dịch vụ AWS của đối thủ Amazon.

Khối lượng giao dịch trên các sàn chứng khoán Mỹ là 10,22 tỷ cổ phiếu, thấp hơn so với mức trung bình 12 tỷ cổ phiếu trong 20 ngày giao dịch vừa qua.

Về khía cạnh kinh tế, Viện Quản lý Cung ứng (ISM) của Mỹ mới đây đã cho biết chỉ số PMI sản xuất tăng lên 50,3 điểm vào tháng 3, mức cao nhất kể từ tháng 9/2022. Điều này cho thấy lĩnh vực sản xuất, vốn bị ảnh hưởng bởi lãi suất cao hơn, đang dần phục hồi.

Keith Lerner, chiến lược gia trưởng thị trường tại Truist Wealth cho biết: “Nếu nền kinh tế vẫn còn mạnh mẽ và dữ liệu PMI bắt đầu tăng lên, điều đó cho thấy có thể có một số tín hiệu tăng giá đối với lợi suất trái phiếu”.

Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm và 2 năm chuẩn đã tăng lên mức cao nhất trong hai tuần sau dữ liệu sản xuất.

Theo công cụ FedWatch của CME, thị trường đang định giá 58% cơ hội cắt giảm lãi suất vào tháng 6, giảm so với mức khoảng 64% một tuần trước.

“Chúng ta muốn một nền kinh tế mạnh hơn với ít lần cắt giảm lãi suất hơn là một nền kinh tế yếu hơn với nhiều lần cắt giảm lãi suất, nhưng trên cơ sở ngắn hạn, kỳ vọng đã chuyển sang khoảng ba lần cắt giảm lãi suất”, ông Lerner nhận định.

Các quan chức chủ chốt của Fed - Thống đốc Christopher Waller và Chủ tịch Atlanta Raphael Bostic - cho biết ưu tiên của họ là cắt giảm ít hơn ba lần trong năm nay.

Các nhà đầu tư sẽ hiểu rõ hơn về suy nghĩ của ngân hàng trung ương Mỹ trong tuần này, với 13 trong số 19 quan chức Fed sẽ đưa ra bài phát biểu riêng. Ngoài ra, báo cáo việc làm hàng tháng của Mỹ sẽ được công bố vào thứ Sáu.

Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng vào ngày đầu tuần khi có báo cáo về căng thẳng địa chính trị mới ở Trung Đông, chỉ vài ngày trước cuộc họp của OPEC+ vào giữa tuần này.

Hợp đồng tương lai dầu Brent tăng 0,6% lên 87,5 USD/thùng, giá dầu WTI của Mỹ tăng 0,7% lên 83,71 USD/thùng.

OPEC và các bộ trưởng OPEC+ sẽ tổ chức một cuộc họp trực tuyến vào 3/4 để xem xét lại tình hình cung và cầu trên thị trường cũng như mức độ tuân thủ chặt chẽ của các thành viên đối với việc cắt giảm sản lượng đã thỏa thuận.

Nga và Arab Saudi, hai thành viên dẫn đầu của tổ chức, đã gia hạn mức cắt giảm sản lượng thêm 2,2 triệu thùng mỗi ngày cho đến cuối tháng 6/2024.

Tuy nhiên, Nga dự kiến sẽ cắt giảm sản lượng xuống còn 9 triệu thùng/ngày để bù đắp lượng dư thừa vượt quá sản lượng đã thỏa thuận.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...