“Quốc gia khởi nghiệp” - Để không phải là một trào lưu

Năm 2016 được Chính phủ chọn là năm quốc gia khởi nghiệp bằng mục tiêu tạo ra làn sóng đầu tư thứ hai với Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”...
“Quốc gia khởi nghiệp” - Để không phải là một trào lưu

Tính đến nay, “quốc gia ấy” đã tròn 1 năm tuổi. Để Việt Nam khởi nghiệp không phải là một trào lưu đi theo thời đại thì chặng đường này còn cần nhiều nỗ lực từ tất cả mọi phía.

Một năm và những thành tựu nổi bật!

Một năm qua, tinh thần khởi nghiệp đã mang đến nhiều thành công bước đầu đầy lạc quan cho Việt Nam. Làn sóng các công ty mới thành lập lan tỏa mạnh mẽ; nhiều startup đã huy động được số tiền đầu tư lên đến hàng triệu USD.

Đơn cử, Quỹ đầu tư Standard Chartered Private Equity (SCPE) và Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs đã đầu tư 28 triệu USD vào Ví điện tử MoMo. Đây có thể coi là một trong những thương vụ gọi vốn thành công nhất của start-up Việt tính đến thời điểm hiện tại.

Ngoài ra, những thương vụ đầu tư vào GotIt! lên đến 9 triệu USD; Vntrip.vn với 3 triệu USD hay Toong với hơn 1 triệu USD cũng đã cho thấy phần nào những điểm sáng nhất định trong một năm kể từ ngày Việt Nam tiến hành công cuộc “khởi nghiệp”.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông đã từng khẳng định rằng, “trong suốt quá trình gắn bó với các startup, chỉ trong vòng 2 – 3 năm vừa qua, tôi đã chứng kiến rất nhiều trí tuệ tuyệt với của thế hệ trẻ Việt Nam, đã nhìn thấy những sản phẩm nổi bật mà so với thế giới có thể nói là đứng hàng đầu”.

Đơn cử nhất có thể kể đến “câu chuyện về một người nông dân ở Hải Dương sáng tạo thành công máy gieo hạt tự động mà độ chính xác lên đến từng centimet đã được xuất khẩu ra nước ngoài cho đến những sản phẩm công nghệ ở mức cao”, ông Đông đưa ra khẳng định.

Báo cáo từ Quỹ Dân số Liên Hợp quốc (UNFPA) năm 2016 cho thấy, nhóm dân số trong độ tuổi 10-24 ở nước ta hiện chiếm gần 40% dân số, ghi nhận Việt Nam đang có tỷ lệ dân số trẻ cao nhất trong lịch sử. Đây là một trong những yếu tố tích cực khẳng định cho một sức sống tiềm tàng, khả năng sáng tạo cùng sự năng động và đầy nhiệt huyết, hỗ trợ tích cực cho tinh thần khởi nghiệp của Việt Nam.

Tích cực xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp thân thiện

Hiện nay, cả nước có khoảng 21 cơ sở ươm tạo và 7 tổ chức thúc đẩy kinh doanh. Các mô hình này đang ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng sự hình thành và phát triển cho doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam.

Theo đánh giá từ giới chuyên gia, hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam hiện nay đã có đủ nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của cộng đồng khởi nghiệp. Đây là một trong các nguyên nhân khiến các doanh nghiệp khởi nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn và chưa thể bùng nổ như tại các quốc gia khác như Singapore hay Hàn Quốc…

Trước đó, ông Trần Hữu Đức - Giám đốc Quỹ đầu tư mạo hiểm FPT Ventures nhận định, đó là do việc thực thi chính sách hỗ trợ thiếu đồng bộ, thủ tục pháp lý phức tạp, các quy định về đầu tư mạo hiểm - thành phần cốt yếu trong hệ sinh thái khởi nghiệp cũng chưa được rõ nét.

Theo quan điểm của ông Đông, “Nhà nước có vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp nhưng chỉ dừng lại ở vai trò chính là dẫn dắt và định hướng còn việc xây dựng và thực hiện lại chính là ở người dân, ở những con người luôn mang trong mình mong muốn làm giàu cho mình và cho xã hội”.

Soi chiếu từ những quốc gia khởi nghiệp khác, xây dựng thành công một hệ sinh thái khởi nghiệp thân thiện đối với cộng đồng doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở công cuộc xây dựng từ phía Nhà nước mà còn cần nỗ lực từ phía những người “trực tiếp” ảnh hưởng. Đó chính là doanh nghiệp khi mỗi một cá nhân tích cực đưa ra nhận định, nỗ lực góp từng viên gạch nhỏ để xây nên bức tường thành vững chắc cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.

Hiểu đúng và hiểu đủ về “start-up” để khởi nghiệp thành công

“Quốc gia khởi nghiệp” - Để không phải là một trào lưu ảnh 1

Việt Nam khởi nghiệp đã được chứng minh là một xu hướng tất yếu, được khẳng định không phải là cuộc chạy đua để theo kịp thời đại. Tinh thần khởi nghiệp càng không phải là ngôn từ mang tính thời thượng. Mỗi một cá nhân cần hiểu đầy đủ nhất về tinh thần start-up để trở thành một doanh nhân đúng nghĩa.

Mỗi một người start-up chính là mỗi một cá nhân đang đi trên con đường khởi nghiệp sáng tạo. Họ sẽ là những người thực sự tạo ra phương thức kinh doanh mới cùng thị trường mới và những giá trị mang tính vượt trội.

Một Facebook đã làm thay đổi phương thức truyền thông cơ bản, một Uber hay một Grab đã làm biến đổi hệ thống kinh doanh và vận hành taxi truyền thống. Mỗi một cá nhân Việt Nam khi khởi nghiệp cần nhìn vào đó để biết thế nào mới thực sự là sáng tạo trong khởi nghiệp.

Có thể, sẽ còn rất lâu nữa trên bản đồ Việt Nam mới có thể xuất hiện một tượng đài rực rỡ giống như Bill Gate, Jack Ma hay Mark Elliot Zuckerberg cũng như những sản phẩm nổi bật thể hiện “bước nhảy vọt” mang tính thời đại như Google, Facebook… Nhưng, với một triệu doanh nghiệp khởi nghiệp thành công, Việt Nam sẽ chắc chắn có thể tự đánh dấu cho mình một ngôi sao trên đại lộ danh vọng mang tên Khởi nghiệp.

"Năm 2017 đánh dấu năm thứ hai Việt Nam tiến hành công cuộc khởi nghiệp. Suốt 1 năm vừa qua, những thành công và thuận lợi bước đầu đã được ghi nhận, những thách thức và khó khăn cũng đã được phác họa rõ ràng.

Yếu kém về kinh nghiệm và kiến thức trong kinh doanh của những con người trẻ, những lỗ hổng cần lấp đầy trong hệ thống thủ tục pháp lý của Nhà nước sẽ là những viên đá chỉ đường để Chính phủ Việt Nam cùng mỗi cá nhân chứng minh cho tinh thần “Việt Nam khởi nghiệp sáng tạo” là bước đi thành công trên tinh thần của một Chính phủ kiến tạo.

Có thể bạn quan tâm

Top 100 Doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam năm 2024

Vinh danh doanh nghiệp tiên phong trong hành trình chuyển đổi xanh

Năm 2024 đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam. Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố danh sách 100 doanh nghiệp bền vững tiêu biểu, ghi nhận những nỗ lực của các doanh nghiệp…

Ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phát biểu tại sự kiện

17 doanh nghiệp Việt Nam giành giải UN Women WEPs Awards 2024

17 doanh nghiệp Việt Nam đã vinh dự nhận được danh hiệu WEPs Awards 2024 của UN Women cho những sáng kiến đổi mới và đóng góp tích cực trong việc thúc đẩy bình đẳng giới tại doanh nghiệp, trên thị trường và trong cộng đồng hướng đến sự thịnh vượng và phát triển bền vững tại Việt Nam…

Việt Nam có 9 đại diện được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024

Việt Nam có 9 đại diện được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã chứng kiến một sự chuyển mình ngoạn mục trong lĩnh vực công nghệ số, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đều đang tích cực ứng dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mới...

Toàn cảnh Diễn đàn Kinh tế TP.HCM 2024

Nam A Bank chung tay cùng TP.HCM phát triển bền vững

Trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế TP.HCM (HEF) lần thứ 5 năm 2024 diễn ra từ ngày 24 - 27/9, Nam A Bank tiếp tục chung tay cùng các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia đóng góp các giải pháp, sáng kiến hướng đến mục tiêu phát triển bền vững cho Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng...

Ông Đàm Nhân Đức, Kinh tế trưởng đại diện MB nhận giải thưởng Financial Large Cap có hoạt động IR được Nhà đầu tư yêu thích nhất

MB nhận ‘cú đúp’ giải thưởng tại IR Awards 2024

Nhờ triển khai hoạt động quan hệ nhà đầu tư (IR) theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả và áp dụng các thông lệ tốt về công bố thông tin minh bạch, Ngân hàng TMCP Quân đội được vinh danh ở hạng hai mục giải thưởng danh giá tại IR Awards 2024...